Bác sĩ Kumar Bahuleyan, sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Chemmanakary (bang Kerala, Ấn Độ). Sau đó, ông chuyển đến Mỹ hành nghề bác sĩ giải phẫu thần kinh. Tại New York, ông có cuộc sống giàu sang, sở hữu những chiếc xe Rolls-Royce, Mercedes-Benz đắt tiền. 

Năm 2007, bác sĩ Bahuleyan, khi đó 81 tuổi, quyết định quyên góp khoảng 20 triệu USD (khoảng 500 tỷ đồng) để xây dựng bệnh viện, phòng khám sức khỏe và các cơ sở vật chất khác tại quê nhà Ấn Độ. 

“Tôi sinh ra chẳng có gì cả. Tôi được người dân trong làng dạy dỗ, tôi nợ họ. Giúp đỡ dân làng là mục tiêu của tôi”, ông tâm sự. 

Bác sĩ Kumar Bahuleyan quyết định chi nhiều tiền để xây dựng bệnh viện cho quê hương. Ảnh: MV

Khoảng 20 đến 25 năm trước, khi đang kiếm được nhiều tiền nhờ nghề giải phẫu thần kinh, bác sĩ Bahuleyan quay trở lại Chemmanakary. Ông ngạc nhiên vì nơi đây không có nhiều thay đổi: “Không có đường, không có trường học, không có nguồn cung cấp nước. Tôi thấy người dân đang sống trong điều kiện khốn khổ giống như tôi ngày trước”. 

Theo DNA, bác sĩ Bahuleyan vẫn còn ám ảnh với tiếng khóc của những người em lúc hấp hối vào những năm 1930. Ba đứa em của ông mất khi chưa tới 8 tuổi vì nhiễm giun đũa sau khi uống nước ô nhiễm. 

“Tôi là anh cả, tôi cảm thấy rất bất lực khi nghe tiếng la hét của từng đứa em đang hấp hối”, ông nhớ lại. 

Sau khi tốt nghiệp đại học y ở Ấn Độ, Bahuleyan được chính quyền địa phương cử đi đào tạo phẫu thuật thần kinh 6 năm ở Edinburgh, Scotland. Nhưng khi trở về nước, ông không thể tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình. “Nhiều người không hiểu về phẫu thuật thần kinh. Họ không biết phải bố trí cho tôi làm việc gì”, Bahuleyan nhớ lại. 

Vị bác sĩ Ấn Độ quyết định chuyển sang Ontario (Canada), sau đó tới Mỹ. 

Trong sự nghiệp 26 năm của mình, bác sĩ Bahuleyan hành nghề trong lĩnh vực y tế tư nhân và giữ chức phó giáo sư lâm sàng về phẫu thuật thần kinh tại Đại học Buffalo trước khi nghỉ hưu năm 1999. Ông đã kiếm được hàng triệu đô la và thành lập Quỹ từ thiện Bahuleyan. Tổ chức này xây dựng một phòng khám ở Ấn Độ dành cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai vào năm 1993 đồng thời làm đường, nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước. 

Quỹ Bahuleyan còn xây dựng Trung tâm Não và Cột sống – Bệnh viện Indo-American vào năm 1996, khởi đầu với 80 giường.

Để gia tăng nguồn tiền cho quỹ, năm 2004, bác sĩ Bahuleyan mở khu resort cung cấp các phòng nghỉ sang trọng, spa chăm sóc sức khỏe và phòng tập thể dục.

“Ước mơ của tôi là được thấy tất cả những điều này diễn ra mà không cần sự giúp đỡ của tôi, để tôi có thể ra đi thanh thản, biết rằng mình đã tạo ra thứ gì đó và trả lại thứ gì đó”, bác sĩ Bahuleyan tâm sự. 

Đối với vị bác sĩ già, cuộc sống đã trở thành một vòng tròn, từ những ngày nghèo khổ ở Ấn Độ đến giàu sang và nổi tiếng ở Mỹ rồi quay trở lại làng quê xưa – nơi ông chuyển từ đi Mercedes sang đạp xe. 

Cái chết bi kịch của vị bác sĩ nổi tiếng trên đảo thiên đường

Cái chết bi kịch của vị bác sĩ nổi tiếng trên đảo thiên đường

HY LẠP – Vợ của bác sĩ Michael Mosley xác nhận thi thể của chồng bà được tìm thấy trên đảo Symi.

Thói quen ăn uống 'linh hoạt và vui vẻ' của bác sĩ 103 tuổi

Thói quen ăn uống ‘linh hoạt và vui vẻ’ của bác sĩ 103 tuổi

MỸ – Bác sĩ McGarey sẵn sàng thử nghiệm những món ăn chưa quen thuộc vào thời của bà khi biết chúng tốt cho sức khỏe.

Ba thực phẩm bác sĩ tim mạch tránh bằng mọi giá

Ba thực phẩm bác sĩ tim mạch tránh bằng mọi giá

Khoai tây chiên đứng đầu danh sách các món bác sĩ tim mạch không chọn cho chế độ ăn uống.


Share.