Tự mày mò, đúc thành công trống đồng

Về làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa hỏi tới nhà nghệ nhân Nguyễn Bá Châu, ai cũng biết. Họ biết tới ông bởi ông là người khôi phục được nghề đúc trống đồng đã từng mai một.

Theo ông Châu, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông có từ bao đời nay. Bản thân ông cũng không biết chính xác nghề này có từ bao giờ, chỉ nghe kể lại nó đã tồn tại hàng nghìn năm. Ông Châu được học nghề từ bố mẹ, ông bà, chính vì vậy, đến nay ông đã có hơn 50 năm tuổi nghề. 

Ông Châu bảo, mặc dù làng nghề này làm ra rất nhiều sản phẩm bằng đồng có giá trị cao như: thạp đồng, ly, đỉnh, hạc, rùa… song trống đồng vẫn chưa ai có thể đúc được nó.

Chiếc trống đồng nặng 4 tấn được xác lập kỷ lục Việt Nam

“Kể từ khi gắn bó với nghề đúc đồng, tôi đã được nếm trải nhiều thăng trầm với nghề. Thậm chí có quãng thời gian, làng nghề hoạt động kém, do người tiêu dùng chuyển sang dùng đồ nhôm, sắt, gang, nhựa, inox… bởi giá thành rẻ hơn và mẫu mã đa dạng.

Khoảng hơn một thập kỷ trước, nghề đúc đồng mới bắt đầu dần hồi sinh trở lại, khi nhiều người đi tìm mua đồ đồng nhiều hơn”, ông Châu nhớ lại.

Ông Châu bén duyên với việc khôi phục nghề đúc trống từ khoảng năm 1998. Lúc ấy, ông thấy anh em trong làng đi mua những chiếc trống đồng nhỏ, sau đó mang về bán lại với giá cao. Từ việc thu mua trống đồng mang lại thu nhập cao, ông đã nảy sinh ý tưởng khôi phục lại nghề đúc trống để bán. 

Nói là làm. Ông Châu bắt tay ngay vào việc khôi phục. Suốt một năm ròng rã, ông càng làm càng thất bại khiến vốn liếng của gia đình “không cánh mà bay”, lâm cảnh nợ nần.

W-anh-2hhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Hoa văn trên trống đồng được nghệ nhân Châu khôi phục lại rất tinh tế
W-anh-3hhhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Mặt trống 

Không chịu bỏ cuộc, ông rong ruổi khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc để học kỹ thuật làm trống đồng. Tuy nhiên, hầu như không có nơi nào làm về sản phẩm này. Không nản chí, ông tiếp tục trở về quê tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu các mẫu vật trống đồng ở những bảo tàng, sau đó lại bắt tay tiếp tục đúc trống đồng. 

“Năm 2000 tôi chính thức đúc thành công trống đồng. Sau khi thành công tôi đã cho làm ra những sản phẩm cỡ nhỏ và tiến hành truyền dạy kinh nghiệm, kỹ thuật làm trống cho người dân trong làng.

Để có được một sản phẩm đúc đồng đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm từ làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm… Quá trình này đòi hỏi người thợ phải chú tâm, cẩn thận chau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất”, ông Châu cho hay. 

W-anh-4hhhhhhhhhhhh.jpg
Những người thợ đang tạo khuôn đúc trống đồng
W-anh-5hhhhhhhhhhhhhh.jpg
Để làm ra được chiếc trống đồng người thợ phải làm các công đoạn trong khoảng 3 tháng

4 lần xác lập kỷ lục Guinness

Năm 2012 ông Châu bắt đầu triển khai đúc các trống đồng cỡ lớn. Điển hình như chiếc trống cỡ đại đầu tiên ông làm có đường kính lên đến 2,05m, cao 1,6m. Hiện chiếc trống này đang được trưng bày, lưu giữ tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Năm 2016, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. 

Đến thời điểm hiện tại chiếc trống đồng lớn nhất được nghệ nhân Nguyễn Bá Châu đúc thành công có đường kính 2,35m, chiều cao 1,87m và nặng gần 4 tấn. Chiếc trống này đã được công nhận là chiếc trống đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam, hiện được trưng bày tại làng nghề đúc đồng Trà Đông. 

W-anh-6hhhhhhhhhhhhh.jpg
Nghệ nhân Châu được tặng rất nhiều bằng khen sau khi đã đúc thành công trống đồng

Ngoài chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam, nghệ nhân Nguyễn Bá Châu còn xác lập 3 kỷ lục khác gồm: Trống đồng 2 mặt có một không hai ở Việt Nam (hiện được lưu giữ ở Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng); Đôi tượng đồng thần đèn ngồi quỳ, đang lưu giữ tại một ngôi chùa ở làng cổ Đông Sơn, TP Thanh Hóa và kỷ lục đúc tượng mẹ Âu Cơ làm quà tặng tại Hội nghị cấp cao APEC có số lượng nhiều nhất Việt Nam. 

Theo thống kê của UBND xã Thiệu Trung, hiện nay địa phương có hàng trăm hộ duy trì, phát triển nghề đúc đồng truyền thống, trong đó có hàng chục hộ có quy mô, bài bản và tập trung chủ yếu ở làng Chè Đông.

Nhờ nghề đúc đồng truyền thống, nhiều hộ gia đình ở đây đã có của ăn, của để, phát triển nghề truyền thống của quê hương, góp phần gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của ông cha đã có từ xa xưa. 

Hơn 30 năm, chiếc khuôn gỗ giúp bà mẹ nghèo nuôi đàn con trưởng thành

Hơn 30 năm, chiếc khuôn gỗ giúp bà mẹ nghèo nuôi đàn con trưởng thành

Dù các con đã khôn lớn trưởng thành, kinh tế gia đình ổn định, nhưng bà quyết không bỏ nghề. Bà vẫn miệt mài ngày đêm làm ra những chiếc bánh chè lam đặc sản làng Thạch Xá.

Nhọc nhằn người 'bán phổi', bắt hạt thóc nở hoa giữ linh hồn món ăn dân dã

Nhọc nhằn người ‘bán phổi’, bắt hạt thóc nở hoa giữ linh hồn món ăn dân dã

Điều làm nên sự khác biệt, hương vị đặc trưng của món ăn dân dã này chính là công đoạn không gì thay thế được: Rang thóc thành hoa bỏng.

Share.