Chiều 6/3, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trao đổi về xu thế hội nhập Quốc tế của cảng biển Việt Nam, chuyển đổi số và logistics xanh.

Toàn cảnh hội nghị gặp gỡ các công ty kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Theo báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư và hoạt động của các KCN trên địa bàn Đồng Nai, đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 33 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 10.514 ha. Thu hút 44 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với hơn 2.100 dự án, trong đó có 1.459 dự án vốn đầu tư nước ngoài và 652 dự án trong nước.

Năm 2023, các KCN Đồng Nai có thêm 93 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 79 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư 467 triệu USD, các dự án này không thuộc danh mục ngành nghề có yếu tố gây ô nhiễm môi trường, không thâm dụng lao động.

Bên cạnh đó, đã có 31/33 KCN đang hoạt động với đã hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 234.800 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, vẫn còn 2 KCN khai thác nước ngầm để cung cấp nước sạch phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn 3 doanh nghiệp sử dụng nước giếng khoan để hoạt động sản xuất.

W-4-logistics-xanh.jpg
Phó TGĐ Tân cảng Sài Gòn trình bày về xu thế hội nhập Quốc tế của cảng biển Việt Nam, chuyển đổi số và logistics xanh.

Đến nay, Ban Quản lý KCN đã cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo cho 18 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tự dùng với tổng công suất khoảng 42MW. Việc này tăng cường giảm phát thải, đẩy mạnh phát triển năng lượng xanh theo chủ trương chung của Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai.

Đồng thời, trưởng Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đưa ra phương hướng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư các KCN, quy hoạch phân khu các KCN theo mô hình tăng trưởng xanh, hiện đại gắn với định hướng trong quy hoạch tỉnh trong tương lai.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, Đồng Nai đang ở trong tình trạng còn nhiều công nghệ cũ lạc hậu, thiếu công nghệ mới và nhà đầu tư mới chất lượng cao. Do đó, mục tiêu đặt ra là phải thay đổi công nghệ mới từ Ban quản lý KCN, sau đó đến các nhà đầu tư.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, yêu cầu hiện nay là khu công nghiệp phải tự “làm mới” mình, áp dụng chuyển đổi số, giảm phát thải nhanh chóng. Khi đó, bắt buộc nhà đầu tư thứ cấp cũng buộc phải thay đổi.

W-2-logistics-xanh.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai phát biểu tại hội nghị.

“Không thể chấp nhận như hiện nay được, chúng ta sẽ tụt hậu và không thể mơ một tỉnh công nghiệp trong tương lai”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, “Khu công nghiệp xanh, cảng xanh, doanh nghiệp xanh là những mục tiêu mà chúng ta phải cần phải vươn tới”.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai phải rà soát lại hệ thống khu công nghiệp, nâng cấp để đạt chuẩn cao hơn. Tỉnh sẽ hỗ trợ các khu công nghiệp trong lộ trình chuyển đổi của mình bởi phát triển khu công nghiệp xanh, cảng hàng hóa xanh, doanh nghiệp xanh là mục tiêu mà Đồng Nai đang hướng tới.

Tái sinh vùng đất khô cằn dưới chân núi Phượng Hoàng thành hệ sinh thái xanhCùng đam mê nông nghiệp, 4 chàng thanh niên đã biến 56ha đất vốn trơ sỏi đá, cằn cỗi dưới chân đèo Phượng Hoàng ở Khánh Hòa thành một vùng đất xanh mướt, phát triển nông trại “The Moshav Farm”, mỗi tháng thu về hơn 3 tỷ đồng.
Share.