Tại Khoản 2 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ sung vào nhóm đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ tiền đóng BHYT và BHXH tự nguyện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đồng thời, Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 đưa ra thêm thông tin: Khi người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ốm đau, tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ đã tham BHYT và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Người chưa tham gia BHYT mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ công an xã, phường, thị trấn giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Mức đóng BHYT hàng tháng = Lương cơ sở hiện hành x 4,5%. Hiện nay (tới tháng 6/2024), số tiền đóng BHYT hàng tháng là 81.000 đồng. 

Nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng được Quốc hội thông qua trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, mức đóng BHYT hàng tháng sẽ tăng lên 105.300 đồng, tương ứng mức đóng hàng năm là 1.263.600 đồng (tăng 291.600 đồng so với hiện nay).

Cũng từ ngày 1/7/2024, công dân được đề nghị tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Điều này thực hiện theo Điều 22 Luật Căn cước 2023.

Theo đó, những thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Như vậy, từ ngày 1/7, thẻ BHYT người dân được tích hợp vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Khi tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước, người dân có thể dùng thẻ căn cước để khám, chữa bệnh và thực hiện các thủ tục BHYT.

Có phải xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT không nếu quá lịch hẹn tái khám?Vì lý do khách quan, bệnh nhân không đến đúng lịch ghi trên giấy hẹn tái khám của bệnh viện. Nhiều người băn khoăn có phải quay lại cơ sở khám ban đầu xin cấp lại giấy chuyển tuyến khác hay không?

  


Share.
Exit mobile version