Kết nối với chúng tôi

Thế giới

Niger cảnh báo hậu quả nếu khối Tây Phi can thiệp quân sự

Được phát hành

on

Tướng Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, cảnh báo mọi cuộc tấn công quân sự nhằm vào nước này sẽ “không dễ dàng”.

“Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đang sẵn sàng tấn công Niger bằng cách thiết lập lực lượng chiếm đóng với sự hỗ trợ của quân đội nước ngoài. Mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng”, tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, nói trên truyền hình hôm 19/8.

Ông Tiani không đề cập cụ thể “quân đội nước ngoài” thuộc quốc gia nào. Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày “đối thoại toàn quốc” để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho “đời sống hiến pháp mới”.

Phát biểu được đưa ra sau khi các lãnh đạo quân đội khối ECOWAS thống nhất được ngày có thể bắt đầu can thiệp vào Niger nếu các biện pháp ngoại giao thất bại. Abdel-Fatau Musah, ủy viên phụ trách vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS, nhấn mạnh khối vẫn tìm cách đàm phán hòa bình với các lãnh đạo quân sự của Niger.

Thủ tướng Niger Ali Mahaman Lamine Zeine, người được chính quyền quân sự bổ nhiệm, trước đó khẳng định ông “chưa thấy các tướng lĩnh có ý định tìm sự trợ giúp” từ tập đoàn quân sự tư nhân Wagner. “Đừng đẩy người Niger về phía những đối tác mà quý vị không mong muốn nhìn thấy ở đây”, ông cảnh báo.

Lực lượng cận vệ tổng thống Niger dưới quyền chỉ huy của tướng Abdourahamane Tiani ngày 26/7 tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Tiani sau đó trở thành người đứng đầu chính quyền quân sự, bất chấp sự phản đối của ECOWAS và các nước phương Tây.

ECOWAS ngày 10/8 quyết định kích hoạt lực lượng thường trực của khối, có thể triển khai đến Niger để khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia này.

Khối trước đó áp đặt nhiều biện pháp cấm vận kinh tế nhằm vào Niger, bao gồm cắt đứt giao dịch tài chính và nguồn cung cấp điện, đồng thời đóng biên giới và ngăn cản quá trình nhập khẩu nhiều mặt hàng thiết yếu cho một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Hầu hết 15 quốc gia thành viên của ECOWAS đều sẵn sàng tham gia lực lượng thường trực có thể can thiệp vào Niger, trừ Cape Verde và những nước do chính quyền quân sự lãnh đạo, bao gồm Mali, Burkina Faso và Guinea, một quan chức của khối cho biết hôm 17/8.

Bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào cũng có thể gây bất ổn hơn nữa cho khu vực Sahel nghèo khó của Tây Phi, nơi cuộc chiến kéo dài với các nhóm vũ trang đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

Niger cũng có tầm quan trọng chiến lược vượt ra ngoài Tây Phi nhờ trữ lượng uranium và dầu mỏ cao, cũng như vai trò là nơi đồn trú cho quân đội nước ngoài tham gia cuộc chiến chống lại các nhóm vũ trang liên hệ với al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Vũ Anh (Theo AFP)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thế giới

Ukraine tuyên bố bắn hạ 16 trên 30 UAV Nga tấn công lãnh thổ

Được phát hành

on

Không quân Ukraine cho biết hệ thống phòng không nước này đã bắn rơi 16 trên khoảng 30 UAV trong các cuộc tập kích của Nga đêm 30/9.

Trong một bài đăng trên Telegram ngày 1/10, không quân Ukraine cho hay loạt máy bay không người lái (UAV) của Nga được phóng từ các hướng nam, đông nam và bắc.

Theo giới chức Ukraine, khu vực Cherkasy ở miền trung đất nước là mục tiêu bị tấn công. “Trong đêm, đối phương đã tập kích ồ ạt khu vực Cherkasy của chúng tôi bằng UAV. Thật không may, cơ sở hạ tầng công nghiệp ở thành phố Uman đã rơi vào tầm ngắm”, Thống đốc Cherkasy Ihor Taburets viết. “Kết quả là một số nhà kho bị bốc cháy, đặc biệt là nơi dự trữ ngũ cốc”.

Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết trong một tuyên bố khác rằng cơ sở hạ tầng và kho dân sự cũng bị hư hại ở khu vực Mykolaiv, miền nam đất nước, và khu vực miền đông Dnipropetrovsk.

Bộ Quốc phòng Nga trong khi đó cho hay phòng không nước này hôm nay cũng bắn rơi 6 UAV Ukraine ở khu vực miền tây Smolensk và khu vực miền nam Krasnodar.

Nga đang duy trì đòn tập kích trên khắp lãnh thổ Ukraine, nhằm ngăn cản mạng lưới tiếp tế cho chiến dịch phản công được Kiev tiến hành suốt hơn ba tháng qua. Nhiều đòn tấn công đã nhằm vào các kho chứa vũ khí, đạn dược, cơ sở dự trữ xăng dầu và nhà máy công nghiệp Ukraine.

Vũ Hoàng (Theo Reuters)


Tiếp tục đọc

Thế giới

Đánh bom gần tòa quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ

Được phát hành

on

Một vụ đánh bom khủng bố xảy ra gần quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Ankara khiến hai sĩ quan cảnh sát bị thương.

Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho hay vào khoảng 9h30 ngày 1/10, hai kẻ tấn công đi cùng trên một chiếc ôtô đã “đến trước cổng Tổng cục An ninh và thực hiện vụ đánh bom”.

“Một trong hai kẻ khủng bố tự cho nổ quả bom mang theo mình trong khi kẻ còn lại đã bị vô hiệu hóa”, Bộ cho biết trên mạng xã hội, thêm rằng hai sĩ quan cảnh sát bị thương nhẹ.

Theo truyền thông địa phương, khu vực bị tấn công là nơi đặt trụ sở một số cơ quan của chính phủ và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội dự kiến mở cửa trở lại vào hôm nay với bài phát biểu của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Hình ảnh tại hiện trường cho thấy đội phá bom đang làm việc quanh một chiếc xe đậu trong khu vực. Cảnh sát đã phong tỏa lối vào trung tâm thành phố.

Văn phòng công tố viên tại Ankara thông báo nhà chức trách đã tiến hành một cuộc điều tra về vụ tấn công. Chưa bên nào đứng ra nhận trách nhiệm cho sự việc.

Đây là vụ đánh bom đầu tiên ở Ankara trong nhiều năm, xảy ra gần một năm sau vụ nổ ở trung tâm thành phố Istanbul hồi tháng 11 năm ngoái khiến 6 người thiệt mạng và 81 người bị thương. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lực lượng ly khai người Kurd đứng sau cuộc tấn công này.

Vũ Hoàng (Theo Reuters)


Tiếp tục đọc

Thế giới

Indonesia sắp khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên

Được phát hành

on

Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia sắp mở cửa đón khách, giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa hai thành phố lớn nhất đất nước.

Dự án trị giá 7,3 tỷ USD sẽ khai trương vào ngày 2/10, sau quãng thời gian dài trì hoãn. Đây là một phần của sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường, phần lớn được tài trợ bởi các công ty nhà nước Trung Quốc.

“Chúng tôi sẽ khai trương vào ngày 2/10 vì Tổng thống bận vào 1/10”, Bộ trưởng Giao thông Indonesia Budi Karya Sumadi hôm 29/9 nói với báo giới.

Chuyến tàu kết nối giữa thủ đô Jakarta và Bandung ở tỉnh Tây Java, thành phố lớn thứ hai Indonesia và là trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn. Tuyến đường dài 138 km có tên WHOOSH, viết tắt của câu khâu hiệu “tiết kiệm thời gian, vận hành tối ưu, hệ thống đáng tin cậy” trong tiếng Indonesia.

Chuyến tàu chạy bằng điện không phát thải carbon trực tiếp và di chuyển với tốc độ khoảng 350 km/h, giúp giảm thời gian di chuyển giữa Jakarta và Bandung từ ba tiếng xuống dưới một tiếng, giới chức Indonesia cho hay. Đây cũng là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á.

Được giám sát bởi liên doanh nhà nước PT Kereta Cepat Indonesia – Trung Quốc (PT KCIC), chuyến tàu di chuyển giữa ga Halim ở Đông Jakarta và ga Padalarang ở Tây Bandung, đồng thời được kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng địa phương.

Các quan chức cho biết những toa tàu được điều chỉnh để phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Indonesia, trang bị hệ thống an toàn có thể ứng phó động đất, lũ lụt và các tình huống khẩn cấp khác.

Hồi đầu tháng, giám đốc PT KCIC Dwiyana Slamet Riyadi cho hay các cơ quan liên quan đang đàm phán về việc mở rộng tuyến đường sắt cao tốc tới Surabaya, thành phố cảng lớn là thủ phủ tỉnh Đông Java.

Theo thông tin do PT KCIC công bố, đoàn tàu có 8 toa, tất cả đều được trang bị trạm phát Wi-Fi và cổng sạc, sức chứa 601 hành khách. Sẽ có ba hạng ghế, gồm hạng nhất, hạng hai và VIP.

Thỏa thuận phát triển tuyến đường sắt cao tốc của Indonesia được ký kết vào năm 2015 và quá trình xây dựng bắt đầu vào cuối năm đó. Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2019 nhưng phải đối mặt với nhiều lần đình trệ do đại dịch Covid-19 cũng như chi phí tăng vọt.

Giám đốc PT KCIC Dwiyana ca ngợi tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là “ví dụ nổi bật về hợp tác song phương giữa Indonesia và Trung Quốc”. Nó sẽ không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng Indonesia mà còn “thúc đẩy ngành sản xuất và đường sắt Indonesia phát triển”, ông nói.

Indonesia gần đây tích cực thu hút đầu tư từ Trung Quốc, đối tác kinh tế lớn nhất của nước này. Hồi tháng 7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và công bố hàng loạt dự án, trong đó có kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy tinh Trung Quốc trị giá nhiều tỷ USD trên đảo Rempang thuộc quần đảo Riau của Indonesia.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP)


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng