Kết nối với chúng tôi

Thế giới

Người Niger biểu tình yêu cầu Pháp rút quân

Được phát hành

on

Hàng nghìn người Niger tuần hành trên đường phố thủ đô Niamey yêu cầu Pháp rút lính đồn trú, khi căng thẳng giữa Paris với chính quyền quân sự gia tăng.

Người biểu tình hôm nay tập trung gần một căn cứ có lính Pháp đóng quân ở thủ đô Niamey theo lời kêu gọi của một số tổ chức dân sự phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp tại quốc gia Tây Phi này. Họ giơ biểu ngữ có nội dung “Lính Pháp rút khỏi đất nước chúng tôi”.

Habibou Abdou, một trong những người tổ chức biểu tình, trước đó cho biết đây là cuộc biểu tình “lớn nhất” kể từ khi đảo chính xảy ra ở Niger.

Chính quyền quân sự Niger hôm 1/9 cáo buộc Pháp “can thiệp trắng trợn” bằng cách ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Người biểu tình hôm qua cũng tập trung quanh một căn cứ khác của Pháp ở ngoại ô Niamey, hô các khẩu hiệu phản đối Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron.

Pháp duy trì khoảng 1.500 quân ở Niger để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bazoum đối phó phiến quân Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, quan hệ giữa Niger với Pháp lao dốc sau khi quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Bazoum cuối tháng 7. Pháp tuyên bố ủng hộ Tổng thống bị lật đổ và từ chối công nhận chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính.

Chính quyền quân sự Niger cũng hủy các thỏa thuận quân sự với Pháp, tuyên bố trục xuất đại sứ Pháp Sylvain Itte và rút quyền miễn trừ ngoại giao của ông, nói rằng sự hiện diện của ông là mối đe dọa đối với trật tự công cộng. Tuy nhiên, Pháp từ chối thực hiện yêu cầu này, nói rằng chính quyền hiện tại không có quyền hợp pháp để trục xuất đại sứ.

Tổng thống Pháp Macron hôm 28/8 ca ngợi công việc của Đại sứ Itte ở Niger, khẳng định ông vẫn ở lại quốc gia Tây Phi này. Ông Macron hôm 1/9 tiếp tục khẳng định chính quyền quân sự ở Niger “không có tính hợp pháp” và Pháp sẽ đưa ra quyết định liên quan Niger “trên cơ sở trao đổi với Tổng thống Bazoum”.

Chính quyền quân sự Niger nhiều lần chỉ trích Pháp, trong đó cáo buộc Paris muốn can thiệp quân sự để khôi phục quyền lực cho ông Bazoum, đồng thời cho rằng Pháp chi phối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Khối Tây Phi đã kích hoạt lực lượng thường trực để sẵn sàng can thiệp vào Niger.

Huyền Lê (Theo AFP, Press TV)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thế giới

Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga

Được phát hành

on

Tổng thống Putin cho rằng lệnh trừng phạt từ phương Tây đã khiến kinh tế nước này bị kìm hãm, nhưng cũng tạo ra những cơ hội mới.

“Những hạn chế áp đặt lên Nga từ năm 2014 đến nay đều kích thích sự phát triển. Trong một số trường hợp, chúng kìm hãm chúng ta, buộc chúng ta phải trì hoãn các quyết sách trước đó, nhưng cơ hội mới vẫn xuất hiện”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp của Hội đồng Nhà nước hôm 21/9.

Ông Putin hồi đầu tuần cũng tuyên bố nền kinh tế Nga đã phục hồi sau thời gian chống chịu áp lực chưa từng thấy từ phương Tây. Ông khẳng định GDP Nga đã đạt mức tương đương năm 2021, thời điểm trước khi chịu trừng phạt.

Tổng thống Nga không nói rõ những “cơ hội mới” mà lệnh trừng phạt phương Tây mang tới là gì, nhưng Moskva gần đây đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ, những không gia từ chối áp lệnh trừng phạt Nga. Tổng thống Putin cũng đã họp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thảo luận về hợp tác kỹ thuật quân sự song phương.

Chính phủ Nga vẫn duy trì triển vọng tích cực cho nền kinh tế. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin dự đoán rằng đến năm 2024, nước này sẽ có khả năng vượt qua các nước phát triển khác về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mỹ và các đồng minh lần đầu áp trừng phạt với Nga vào năm 2014, sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea. Sau khi chiến sự Ukraine bùng phát, phương Tây tiếp tục tung loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moskva.

Một số chuyên gia vẫn tin rằng tác động của các biện pháp trừng phạt sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế Nga trong dài hạn. Họ nhận định lệnh trừng phạt không thể tạo hiệu quả tức thì do Nga vẫn có nguồn thu lớn từ xuất khẩu năng lượng, nhưng sẽ khiến kinh tế nước này trở nên trì trệ trong những năm tới và một số dấu hiệu sa sút đã xuất hiện.

Tuy nhiên, việc phương Tây không thể nhanh chóng đánh gục nền kinh tế Nga được coi là một trong những yếu tố khiến chiến dịch phản công quy mô lớn của Ukraine gặp nhiều khó khăn, dù Kiev đã nhận những khoản viện trợ khổng lồ cả về quân sự lẫn kinh tế của Washington và đồng minh.

Ngọc Ánh (Theo RT, Reuters)


Tiếp tục đọc

Thế giới

Cảnh sát Mỹ bắn hạ con cá sấu lôi thi thể xuống mương

Được phát hành

on

Cảnh sát hạt Pinellas, bang Florida nổ súng bắn chết con cá sấu dài 4 m, sau khi nhân chứng phát hiện nó kéo một thi thể xuống mương nước.

Nhân chứng JaMarcus Bullard hôm 22/9 phát hiện con cá sấu đang ngoạm thứ gì đó giống thi thể người trên con đường gần mương nước ở thành phố Largo, hạt Pinellas, bang Florida, Mỹ.

Sau khi con cá sấu kéo thi thể xuống mương, Bullard đã gọi điện thông báo giới chức. Sở Cảnh sát hạt Pinellas cho hay các sĩ quan tới hiện trường đã bắn chết con cá sấu và đưa nó ra khỏi mương với sự hỗ trợ của Cơ quan Bảo tồn Cá và Động vật Hoang dã Florida.

Thợ lặn cảnh sát cũng phát hiện và thu hồi thi thể một người trưởng thành dưới mương nước. Jennifer Dean, một cư dân khu vực, cho biết cảnh sát đã nổ nhiều phát súng để hạ con cá sấu.

Mương nước nằm gần Công viên Ridgecrest, nơi có hồ lớn với nhiều cá sấu sinh sống. Theo Dean, những con cá sấu thường đi lang thang trong khu phố, nhưng đây là con lớn nhất mà cô từng gặp.

Các nhà điều tra đang tìm hiểu nguyên nhân cái chết của nạn nhân, được xác định là cư dân Florida. Hiện chưa rõ người này bị cá sấu cắn chết hay tử vong vì lý do khác.

Huyền Lê (Theo NBC, NY Post)


Tiếp tục đọc

Thế giới

Nhân viên an ninh sân bay bị cáo buộc nuốt cục tiền của khách

Được phát hành

on

PhilippinesNữ nhân viên an ninh ở sân bay Manila bị cáo buộc nuốt cục tiền 300 USD nhằm che giấu hành vi trộm cắp tài sản của khách.

Văn phòng An ninh Giao thông Vận tải Philippines (OST) ngày 21/9 thông báo chuyển hồ sơ khởi tố Irency Morados, nữ nhân viên an ninh tại sân bay quốc tế Manila, với cáo buộc nuốt số tiền mặt trị giá 300 USD trộm từ ví của một nam hành khách.

OST cho biết hành khách này đã đưa túi đeo vai chứa ví tiền của mình cho Morados trước khi đi qua máy quét cơ thể tại sân bay ngày 8/9. Ông sau đó nhận ra ví bị mở và mất tiền nên đã chất vấn những nhân viên an ninh có mặt tại khu vực soi chiếu.

Morados quay đi và bắt đầu nuốt những tờ tiền để tránh bị phát hiện, song toàn bộ hành động của cô đã bị camera an ninh ghi lại.

Nhân viên sân bay Philippines nuốt tiền của khách

Khoảnh khắc nhân viên an ninh Irency Morados cố gắng nuốt cục tiền. Video: Bing Jabadan

Video từ camera an ninh cho thấy Morados cầm một chai nước và cố gắng nhét cục tiền vào miệng để nhai nuốt. Quản lý của Morados cũng được cho là đã nói chuyện với nữ nhân viên này trong khi Morados đang nghẹn.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Philippines Jaime Bautista cho biết giới chức sẽ áp “khung phạt tối đa” đối với Morados.

Đây là vụ mất trộm tài sản thứ ba tại sân bay Manila trong năm nay. Trước đó, một nhân viên an ninh sân bay bị phát hiện trộm tiền của du khách Thái Lan. 5 ngày sau, một nhân viên soi chiếu khác bị bắt vì trộm đồng hồ của du khách Trung Quốc.

Trước nạn trộm cắp, OTS đã cấm các nhân viên sân bay mặc áo khoác, loại bỏ túi áo, túi quần khỏi đồng phục.

Trong khảo sát được công ty quản lý tài sản và lữ hành Casago công bố hồi tháng 7, sân bay quốc tế Manila của Philippines được xếp hạng là sân bay tồi tệ thứ 8 trên thế giới.

Đức Trung (Theo Straits Times)


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng