Kết nối với chúng tôi

Số hóa

‘Tiếng ồn trắng’ khiến Spotify thiệt hại 38 triệu USD

Được phát hành

on

Hàng triệu giờ nghe tiếng ồn trắng mỗi ngày đang khiến Spotify, nền tảng chia sẻ nhạc hàng đầu thế giới, mất khoản lợi nhuận lớn mỗi năm.

Tiếng ồn trắng (white noise) là những âm thanh tạo cảm giác dễ chịu, giúp con người thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ, như tiếng mưa rơi, sóng vỗ, nước chảy. Thống kê cho thấy người dùng Spotify dành khoảng ba triệu giờ mỗi ngày để nghe loại âm thanh này.

Theo Bloomberg, nhiều người chuyên sáng tạo tiếng ồn trắng thu lời đến 18.000 USD mỗi tháng nhờ quảng cáo đính kèm trên Spotify, thậm chí có tài khoản vào top kênh podcast nhiều lượt nghe nhất thế giới. Loại podcast này được nền tảng xếp vào nội dung “trò chuyện” và được thuật toán ưu tiên, mang lại nguồn thu lớn cho người sáng tạo. Tuy nhiên, tài liệu nội bộ chỉ ra công ty tốn nhiều tiền thúc đẩy podcast tiếng ồn trắng, trong khi thực tế chúng không có cuộc trò chuyện nào. Nếu hướng người dùng khỏi nội dung này, công ty có thể tăng lợi nhuận gộp hàng năm thêm 38 triệu USD.

New York Post cho biết lãnh đạo công ty đã cân nhắc loại bỏ hoàn toàn podcast tiếng ồn trắng khỏi nền tảng, hướng người dùng đến nội dung âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng như Drake hay Ed Sheeran.

“Các podcast về tiếng ồn trắng trong tài khoản của tôi đã biến mất. Tôi không hiểu sao họ lại xóa chúng đi”, một người than phiền trên mạng xã hội Reddit vào tháng 7.

Tình trạng bị ẩn khỏi Spotify được nhiều người xác nhận. Một podcaster giấu tên cho biết trên Bloomberg rằng file tiếng ồn trắng của anh bất ngờ “mất tích” hai lần trong năm nay. Các sự cố diễn ra từ 10 đến 20 ngày và khiến kênh tổn thất trung bình 20.000-50.000 lượt tải xuống mỗi ngày. “Hiện tôi chưa thể phục hồi lượng khán giả đã mất dù các podcast đang được phát trở lại”, người này nói.

Đại diện Spotify giải thích phương án xóa podcast tiếng ồn trắng mới chỉ là đề xuất nhưng không được thông qua. Đồng thời, nền tảng thường thử nghiệm các cập nhật mới, sau đó sẽ liên hệ với từng người sáng tạo nội dung để giải quyết các khiếu nại cụ thể.

Rắc rối giữa Spotify và các kênh podcast là vấn đề thường thấy trong lĩnh vực âm nhạc, giải trí. Nhiều nền tảng đóng vai trò trung gian, giúp đưa sản phẩm tới khách hàng, tỏ ra không hài lòng khi lượng lớn lợi nhuận rơi vào tay nhà sáng tạo nội dung. Ngoài ra, việc xóa podcast tiếng ồn trắng sẽ không làm cho người dùng ngừng yêu thích loại nội dung này, thậm chí gây thêm thiệt hại khi họ chọn rời bỏ nền tảng.

Theo Heathline, các podcast tiếng ồn trắng thực sự có thể giúp người nghe cải thiện giấc ngủ và sự tập trung. “Đây không đơn thuần là bản ghi âm sóng biển hay tiếng mưa rơi. Chúng là âm thanh có cùng cường độ, tạo sự hòa âm hoàn hảo giúp che đi tiếng ồn lớn”, Molly Szkotaz, quản lý cộng đồng tại Yogaslepp, cho biết.

Trên ứng dụng chia sẻ âm nhạc như Spotify hay SoundCloud, podcast tiếng ồn trắng thường được sắp xếp thành bản ghi kéo dài nhiều tiếng, phù hợp với người muốn nghe trước lúc ngủ hoặc khi đang học bài.

Hoàng Giang


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số hóa

Một chiếc iPhone đổi được bao nhiêu Bitcoin?

Được phát hành

on

Giá của iPhone 4S tương đương 162 Bitcoin vào năm 2011, còn hiện điện thoại mới của Apple chỉ đổi được 0,031 Bitcoin.

Giao dịch Bitcoin thương mại đầu tiên diễn ra vào năm 2010. Do đó, trang dữ liệu tiền số Coingecko đã so sánh giá iPhone thế hệ mới và Bitcoin mỗi năm kể từ 2011. Thống kê được tính dựa trên giá khởi điểm của iPhone bản tiêu chuẩn, có tùy chọn cấu hình thấp nhất và giá Bitcoin vào đúng ngày Apple công bố sản phẩm mới.

Mẫu điện thoại đầu tiên trong danh sách là iPhone 4S với bộ nhớ trong 16 GB, giá 649 USD, ra mắt ngày 4/10/2021. Khi đó, Bitcoin được giao dịch quanh mốc 4 USD, nên mỗi chiếc iPhone đổi được khoảng 162 Bitcoin.

Trong khi đó, ở thế hệ iPhone 15, bản tiêu chuẩn với bộ nhớ trong 128 GB được niêm yết giá 799 USD. Ngày 12/9, khi Apple công bố điện thoại mới, Bitcoin có giá khoảng 25.770 USD. Như vậy, mỗi chiếc iPhone chỉ tương đương 0,031 Bitcoin.

Tuy nhiên, iPhone 15 series chưa phải dòng điện thoại Apple “rẻ nhất” nếu tính theo giá Bitcoin. Tháng 9/2021, thị trường tiền số tăng trưởng mạnh sau nhiều tháng lao dốc, do đó mức giá 799 USD của iPhone 13 dung lượng 64 GB chỉ đổi được 0,018 Bitcoin.

Dữ liệu từ Coingecko cũng thu hút sự chú ý của Changpeng Zhao, CEO sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance. Chia sẻ trên mạng xã hội X hôm 2/10, ông cho biết thêm rằng một chiếc iPhone đổi được đến 8.000 Bitcoin nếu xét mức giá năm 2010. Khi đó, iPhone 4 gây “bão” trên thị trường smartphone với thiết kế mới và chip A4 mạnh mẽ, trong khi Bitcoin và công nghệ blockchain còn mới mẻ, chưa được nhiều người biết tới.

So với 2011, Bitcoin và Ethereum hiện tăng giá 646.575% và 215.285% tương ứng, vượt xa tốc độ tăng 23% của iPhone. Cointelegraph nhận định thị trường Bitcoin sẽ còn trải qua nhiều đợt suy thoái, nhưng xét trong dài hạn, giá Bitcoin khó giảm sâu nhờ cơ chế làm tăng độ khan hiếm.

Cụ thể, cứ mỗi bốn năm, blockchain Bitcoin diễn ra sự kiện “Halving”, khiến phần thưởng cho thợ đào trên mỗi khối giảm 50%. Trải qua ba lần “Halving” năm 2012, 2016 và 2020, phần thưởng khối từ 50 Bitcoin đã giảm xuống còn 6,25 Bitcoin. Cointelegraph dự đoán sự kiện “Halving” năm 2024 có thể là động lực giúp thị trường tiền số bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.

Hoàng Giang


Tiếp tục đọc

Số hóa

Meta thừa nhận lấy nội dung Facebook đào tạo AI

Được phát hành

on

Meta cho biết đang dùng cả nội dung bài viết và ảnh chia sẻ công khai trên Facebook và Instagram để đào tạo mô hình AI mới.

Ngày 27/9, Meta ra mắt chatbot AI “đa nhân cách”. Trả lời Reuters tuần này, Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của công ty, cho biết dữ liệu đào tạo AI được lấy từ chính các bài viết và hình ảnh mà người dùng đăng trên Facebook, Instagram. Tuy nhiên AI chưa sử dụng những bài đăng riêng tư hoặc nội dung chỉ chia sẻ với bạn bè, gia đình hay các đoạn chat.

Đại diện Meta nói họ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để kiểm soát dữ liệu nào sẽ được AI khai thác. Tuy nhiên, ông từ chối mô tả cụ thể cách mô hình này hoạt động.

“Chúng tôi cố gắng loại trừ các tập dữ liệu chứa nhiều thông tin cá nhân. Meta cũng không dùng dữ liệu từ những trang web như LinkedIn để đào tạo AI do lo ngại về quyền riêng tư”, Clegg nói.

Trí tuệ nhân tạo mới được CEO Mark Zuckerberg mô tả là “trợ lý Meta AI có thể trò chuyện như con người”. Chatbot này được xây dựng bằng mô hình ngôn ngữ Llama 2 và mô hình chuyển văn bản thành hình ảnh có tên Emu. Sản phẩm tạo văn bản, âm thanh và hình ảnh, đồng thời có quyền truy cập thông tin thời gian thực thông qua hợp tác với công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft.

Mô hình AI trên bao gồm 28 chatbot dựa theo hình mẫu của người nổi tiếng như Snoop Dogg, Tom Brady, Kendall Jenner hay Naomi Osaka. Tuy nhiên trong những ngày đầu thử nghiệm, Meta AI đối mặt nhiều tranh cãi. Theo WSJ, việc bổ sung tính cách cho chatbot khiến chúng trở nên độc hại và phản ứng quá mức cần thiết. Một số chatbot có xu hướng đưa ra thông tin mang hơi hướng phân biệt chủng tộc hoặc quá đào sâu vào đời tư người dùng. Nhiều nhân viên Meta thậm chí tuyên bố không dùng thử chatbot mới do những nội dung kỳ quặc mà AI đưa ra.

Một trong những mối quan tâm lớn của cộng đồng khi Meta cho ra mắt AI có độ tùy biến cao dựa trên nguồn dữ liệu từ người dùng là vấn đề bản quyền. Theo Reuters, bản quyền liên quan đến AI vẫn đang gây tranh cãi. Một số công ty cho phép dễ dàng tạo ra hình ảnh mang tính biểu tượng như Chuột Mickey, trong khi những công ty khác đã trả tiền bản quyền hoặc tránh đưa chúng vào dữ liệu đào tạo nhằm hạn chế tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

Ví dụ, OpenAI đã ký hợp đồng 6 năm với Shutterstock để sử dụng thư viện hình ảnh, video và âm nhạc của công ty cho mục đích đào tạo. Khi được hỏi liệu Meta có thực hiện bất kỳ bước nào như vậy để tránh sao chép hình ảnh có bản quyền hay không, người phát ngôn của Meta chỉ nhắc đến điều khoản dịch vụ cấm người dùng tạo nội dung vi phạm quyền riêng tư và quyền sở hữu trí tuệ.

Khương Nha (theo Reuters, Business Insider)


Tiếp tục đọc

Số hóa

Galaxy S24 lộ thiết kế

Được phát hành

on

Hai mẫu Galaxy S24 và S24+ được cho là có khung dạng phẳng giống iPhone, trong khi bản Ultra giữ nguyên thiết kế như thế hệ trước.

Thông tin trên được cả OnLeaksIce Universe, hai chuyên gia từng cung cấp nhiều hình ảnh, dữ liệu chính xác về các sản phẩm chưa ra mắt, xác nhận.

Hai phiên bản thường vẫn có ba camera tách rời nhau như trước. Điểm khác biệt là đèn flash được bố trí giữa ống kính thứ nhất và thứ hai, thay vì cạnh camera đầu tiên như trên S23.

Các nút bấm giữ nguyên vị trí, nhưng có thêm ăng-ten UWB hoặc 5G mmWave giống iPhone phiên bản Mỹ. Galaxy S24 vẫn dùng màn hình 6,1 inch nhưng sẽ ngắn và rộng hơn Galaxy S23. Thông số kích thước là 147 x 70,5 x 7,6 mm so với 146,3 x 70,9 x 7,6 mm của S23. Điều này tương tự trên bản S24+ với màn hình 6,7 inch và kích cỡ 158,5 x 75,9 x 7,75 mm.

Trong khi đó, S24 Ultra gần như không thay đổi về thiết kế với đỉnh và đế máy được làm phẳng còn khung sườn hai bên bo cong nhẹ. Điểm nâng cấp nằm ở viền bezel màn hình được làm mỏng hơn, viền trên và dưới màn hình sẽ bằng nhau.

Ngoài ra, Samsung được cho là sẽ bổ sung hợp kim titan trong cấu trúc khung sườn của S24 Ultra giúp máy nhẹ hơn. Galaxy S24 Ultra sẽ có kích thước 162,3 x 79 x 8,7mm.

Thế hệ Galaxy S24 với ba phiên bản dự kiến ra mắt vào tháng 1 năm tới, sớm hơn mọi năm cùng với nhẫn thông minh Galaxy Ring trong sự kiện Unpacked 2024.


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng