Kết nối với chúng tôi

Số hóa

Tấm lá chắn ‘không nhà’ của Elon Musk

Được phát hành

on

Elon Musk cho biết ông không sở hữu bất cứ ngôi nhà sang trọng nào, chủ yếu ở nhà thuê hoặc ngủ tại văn phòng công ty.

“Tôi không hề xây cho mình một ngôi nhà dưới bất kỳ hình thức nào, đừng nói đến tòa nhà bằng kính sang trọng”, Elon Musk viết trên X hồi đầu tuần. “Tôi chỉ muốn nhắc lại là không có tòa dinh thự nào, trừ theo phép ẩn dụ nào đó, được xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng”.

Đây là hai trong tám bài viết của Musk trên X những ngày qua để phủ nhận một báo cáo từ WSJ rằng Tesla đang bí mật xây dựng biệt thự cho ông. Hồi tháng 7, báo này cũng dẫn nguồn tin ẩn danh nói Tesla đang bí mật “xây một tòa nhà ấn tượng với kính bao quanh”, được gọi là Dự án 42.

Kể từ những năm 1990, Musk được cho là thường xuyên ngủ trên sàn văn phòng Zip2 – công ty khởi nghiệp đầu tiên của ông ở Palo Alto, California. Ông cũng xây dựng hình ảnh là người “đam mê sứ mệnh”, từ việc ôm mộng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đến tạo nền văn minh liên hành tinh, nhiều lần nói không có thời gian cho những nhu cầu cơ bản như giấc ngủ và nơi ở.

Là tỷ phú giàu nhất thế giới, Musk từng có nhiều bất động sản trị giá hàng triệu USD. Tuy nhiên đến 2020, ông tuyên bố “không sở hữu nhà”. Từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2021, ông bán toàn bộ 7 căn nhà ở California với giá khoảng 128 triệu USD.

Dù phải ở nhà thuê trị giá 50.000 USD, Musk được cho là đã mua hàng nghìn mẫu đất ở Texas với mục đích xây dựng một thị trấn có tên Snailbrook cho nhân viên.

“Lá chắn” cho mọi hành động

Là người không “nhà cao cửa rộng”, Musk thường xuyên sử dụng hình ảnh “hy sinh” đó để nói về những ý tưởng hoặc sản phẩm có thể thay đổi thế giới sắp ra mắt, thúc đẩy nhân viên cần đặt yếu tố công việc lên hàng đầu. Ông cũng xem nó như một biện pháp phòng thủ khi những gì ông làm gặp vấn đề tiêu cực.

Năm 2016, khi Tesla chịu áp lực sau màn ra mắt thất bại của mẫu SUV Model X cùng việc mua lại công ty pin mặt trời SolarCity trị giá 2,6 tỷ USD của anh họ, Musk nói với Bloomberg rằng ông phải ngủ trong túi ngủ tại nhà máy Fremont. Năm đó, Tesla ra Model 3 với giá 35.000 USD.

Hai năm sau, khi Tesla bị tụt xa so với mục tiêu sản xuất Model 3 ra thị trường, Musk tiếp tục lên chương trình CBS This Morning “kể khổ”. Ông nói mình phải ngủ trên sàn nhà máy, thậm chí không có thời gian về nhà và tắm rửa. Cuối năm đó, ông nói với Bloomberg đã “mặc một bộ áo quần trong suốt 5 ngày”, thường xuyên “cắm trại” trên ghế sofa hoặc dưới bàn làm việc văn phòng.

“Lý do thường ngủ trên sàn nhà máy hoặc văn phòng không phải vì tôi không thể băng qua đường hay không thể ở được khách sạn”, Musk nói với Bloomberg khi đó. “Đó là vì tôi muốn mọi người thấy hoàn cảnh của mình tồi tệ hơn bất kỳ ai khác trong công ty. Bất cứ khi nào họ cảm thấy đau đớn, tôi lại muốn nỗi đau của mình tệ hơn họ”.

Cũng năm này, Musk nổi giận với các nhà đầu tư khi họ chỉ trích kết quả không như ý của Tesla. Ông đổ lỗi cho việc thiếu ngủ. Nhưng khi trùm truyền thông Arianna Huffington công khai kêu gọi ông ngủ nhiều hơn, tỷ phú lập tức gạt đi. “Ford và Tesla là hai công ty ôtô duy nhất của Mỹ tránh được phá sản. Tôi vừa từ nhà máy về nhà. Bạn nghĩ đây là một lựa chọn? Không phải vậy”, ông tweet lúc 2h30.

Cuối năm 2022, khi Musk tiếp quản và khiến Twitter rơi vào tình trạng hỗn loạn khi sa thải phần lớn nhân sự, ông cho biết mình ngủ trên sàn nhà tại trụ sở chính ở San Francisco. Đây được xem là thông điệp cho văn hóa cứng rắn mới tại mạng xã hội.

Người đàn ông kỳ lạ

Musk được đánh giá không phải mẫu người tin tưởng vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhưng khác với vẻ bề ngoài, lối sống của ông thực sự không quá “khắc nghiệt”, chỉ là ông muốn bản thân xuất hiện với hình ảnh đó.

Năm 2019, một năm sau thông tin Musk ngủ trên sàn nhà máy Tesla được tiết lộ, WSJ liệt kê một loạt bất động sản ông đã mua trị giá hàng trăm triệu USD, gồm cụm 6 ngôi nhà trên hai con phố ở khu Bel-Air sang trọng của Los Angeles, và tòa nhà “di sản 100 năm tuổi” ở Bắc California.

Một số báo cáo khác cho biết Musk thậm chí dự định dùng đất xây trường học tư thục dành cho các con. “Câu chuyện khiến Musk giống như một ông trùm điển hình sống trong cảnh xa hoa”, Washington Post bình luận.

Nhưng đến tháng 5/2020, Musk tuyên bố bán gần như tất cả bất động sản đã sở hữu. Một năm sau, ông tweet rằng mình chỉ ở trong ngôi nhà thuê 50.000 USD. Tháng 12/2021, ông được Time vinh danh là Người của năm, với lời mở đầu: “Người giàu nhất thế giới không sở hữu ngôi nhà nào cả”.

Cuối tháng đó, WSJ đưa tin Musk sống trong biệt thự ở Austin của một người bạn tỷ phú. Cả hai lập tức phủ nhận, dù người bạn này nói Musk “thỉnh thoảng ở đó với tư cách là khách của tôi”.

Do đó, Musk dành nhiều tweet để bác bỏ thông tin Tesla đang xây biệt thự cho ông. “Đối với Musk, việc ông hay công ty của ông bị điều tra là chuyện thường như cơm bữa và hiếm khi khiến ông bận tâm”, Washington Post cho hay. “Nhưng nếu cáo buộc ông ấy sống trong một căn nhà xa hoa hoặc đại loại như vậy, Musk không chấp nhận, dù đây là điều thường thấy với một người giàu”.

Bảo Lâm (theo Washington Post)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số hóa

Lễ tân ảo hướng dẫn khách tham quan Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam – VnExpress

Được phát hành

on

TP HCMLễ tân ảo tích hợp AI giải đáp, trả lời nhiều thắc mắc xoay quanh sự kiện AI4VN 2023, đồng thời tương tác khách tham quan bằng các trò chơi.

Sản phẩm lễ tân ảo có hình dáng của một cô gái được phát triển bằng công nghệ Metahuman tích hợp AI Assistant của Saltlux Technology. Tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), lễ tân này được bố trí ngay giữa khu vực gian hàng, được đào tạo để giải đáp thắc mắc của khách tham quan xoay quanh sự kiện như lịch trình, nội dung, sơ đồ bố trí,.. trong hai ngày 21-22/9.

Khách tham quan tương tác với lễ tân bằng cách đặt câu hỏi hoặc yêu cầu tự nhiên. AI này có khả năng nghe – hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trả lời thắc mắc của người dùng bằng giọng nói được phát qua loa. AI nhận diện tốt cả giọng của các vùng miền khác nhau và trả lời nhanh khi các nội dung khi người dùng đột ngột đổi chủ đề. Ngoài thông tin về sự kiện, lễ tân còn cung cấp tin tức, thời tiết, tương tác với người dùng qua các trò chơi trí tuệ.

Sản phẩm của Saltlux là tổ hợp của các bộ công nghệ tiên tiến bao gồm học máy, học sâu, đồ thị tri thức, suy luận logic, xử lý và tổng hợp giọng nói, hình thể, gương mặt, tích hợp cùng công nghệ khoa học dữ liệu như thu thập, phân tích và trực quan hóa dữ liệu lớn.

Đại diện Saltlux cho biết lễ tân được đào tạo trong vòng một tuần để hiểu rõ về Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, thay thế con người làm nhiệm vụ chăm sóc, tương tác với người dùng. “Qua đào tạo, AI này có thể đóng vai lễ tân, hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn, huấn luyện viên làm việc tại các sự kiện, bệnh viện, khu du lịch, cửa hàng,… với cử chỉ và giọng nói thân thiện. Từ đó, giải phóng sức lao động cho các nhân sự này, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu suất và năng suất”, đại diện nhà phát triển chia sẻ.

Người dùng có thể trực tiếp trải nghiệm quá trình tạo ra một lễ tân ảo thông qua việc thu âm và quét giọng nói, thiết kế người ảo bằng AI. Saltlux cũng giới thiệu trợ lý ảo AI Assistant. Trợ lý này cho phép người dùng tự xây dựng, huấn luyện, không cần kiến thức về lập trình. Trợ lý có thể hiểu ý định người dùng, xử lý đa ngôn ngữ, tự động trả lời những câu hỏi đơn giản đến phức tạp.

Trong hai ngày diễn ra sự kiện, gian hàng Saltlux đón hàng ngàn lượt khách thích thú trải nghiệm. Các sản phẩm của công ty công nghệ này được khách tham quan ấn tượng và đánh giá cao. “Chúng tôi xem AI4VN 2023 là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghệ cho chính phủ Hàn Quốc và các tập đoàn lớn; kết nối và phát huy tiềm năng công nghệ của thị trường Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cộng đồng tại nước nhà”, đại diện Saltlux nói.

Saltlux có xuất phát điểm là một startup trong lĩnh vực học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 2000. Công ty này liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và bắt tay với hàng trăm đối tác đa quốc gia, đa lĩnh vực. Đơn vị thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, Trung Quốc, pháp nhân tại Việt Nam, Mỹ, dần phát triển trở thành tập đoàn Saltlux Inc.

Ngoài các sản phẩm tại AI4VN 2023, đơn vị cung cấp nền tảng thu thập dữ liệu lớn Tornado, nền tảng phân tích và cung cấp dữ liệu chuyên sâu Goover, thu thập và phân tích phản hồi khách hàng VOC, dịch vụ bản địa hóa và dịch thuật chuyên nghiệp… Công ty hiện đang nắm giữ 194 bằng sáng chế, một kho tài sản dữ liệu đồ sộ với 15 tỷ bộ tri thức tương đương 600 ngàn quyển sách, một triệu corpus, hơn 20.000 giờ dữ liệu giọng nói để phục vụ cho hơn 1.500 doanh nghiệp, chính quyền và tổ chức lớn trên thế giới.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023) diễn ra tại Riverside Palace, 360D Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Chương trình gồm 4 hoạt động chính: AI Summit, AI Workshop, AI Expo và CTO Summit 2023 – vinh danh công ty có môi trường công nghệ tốt nhất tại Việt Nam.

Hoài Phương


Tiếp tục đọc

Số hóa

Piano VR, robot chơi đàn thu hút người trải nghiệm tại AI4VN – VnExpress

Được phát hành

on

TP HCMTrường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) trưng bày GrandAR Piano, robot chơi nhạc và xe đạp thực tế ảo, thu hút nhiều người trải nghiệm trong hai ngày 21-22/9 tại AI4VN.

Gian hàng trưng bày tại AI Expo – triển lãm thuộc khuôn khổ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), diễn ra tại Riverside Palace, 360D Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Toàn triển lãm có 30 gian hàng với loạt sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực: AI cho gia đình, doanh nghiệp, bệnh viện, ngân hàng, trường học.

Không gian trải nghiệm của UEH nổi bật với các sản phẩm độc đáo, tạo sự chú ý ngay khi mở cửa.

GrandAR Piano – đàn piano ảo

Đàn piao ảo gồm tấm thảm với các ký tự a-b-c-d-e-f, kết nối màn hình AR, tạo trải nghiệm giao thoa giữa vận động vật lý với âm nhạc. Để tương tác, khách tham quan có thể lựa chọn bản nhạc mình yêu thích, nhảy lên thảm theo các ký tự được đánh dấu. Tương ứng từng bước nhảy, màn hình tương tác sẽ hiển thị người chơi đứng trên phím đàn khổng lồ với âm thanh vui tai, biểu tượng vui nhộn.

Có mặt tại sự kiện từ sớm, Hoài Phương (quận Thủ Đức, TP HCM) chọn hai bản nhạc là Twinkle StarKìa con bướm vàng. Phương thích thú vì lần đầu được trải nghiệm việc đánh đàn piano bằng chân, tự mình tạo ra giai điệu bắt tai, song song hình ảnh bản thân đứng trên phím đàn khổng lồ trong không gian ảo.

“Lần đầu mình được chơi đàn theo cách thú vị như vậy”, Phương vừa nhảy theo hướng dẫn, vừa mô tả cảm xúc.

Nhóm phát triển dự án cho biết, mô hình tương tác người – máy mang đến một không gian nhiều cảm xúc thú vị. Sản phẩm góp phần thay đổi hình ảnh về một UEH đa ngành, trở thành ví dụ điển hình về việc nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm công nghệ.

GrandAR Piano là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Đổi mới sáng tạo, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Đại diện đơn vị trường nói, mục tiêu của dự án là phát triển ứng dụng thực tế ảo tăng cường (augmented reality) ở không gian lớn hoặc những địa điểm công cộng. Sản phẩm lần đầu xuất hiện năm 2022, mang đến nhiều sự thích thú cho sinh viên UEH.

Robot biểu diễn nghệ thuật

Robot với gương mặt và diện bộ vest như một nghệ sĩ thực thụ ngồi trước đàn organ, trở thành tâm điểm của buổi triển lãm. Người máy có màn chơi nhạc điêu luyện, trình diễn những bản nhạc phức tạp. Cùng với việc đánh đàn, robot còn tương tác với khách tham quan, nghiêng đầu, mỉm cười, vẫy tay…

Nhiều người tập trung trước gian hàng để xem phần trình diễn của robot. Khánh Linh (quận 5, TP HCM) thích thú nhún nhảy theo bản nhạc, ngạc nhiên vì robot có kỹ năng như một nghệ sĩ.

Nhóm phát triển robot của Viện thông minh và tương tác, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH cho biết mất nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng và huấn luyện kỹ năng cho sản phẩm. Để có thể chơi đàn, robot kết hợp giữa cơ điện tử, truyền thông và lập trình để tạo ra một sản phẩm sáng tạo.

“Máy móc không chỉ là các linh kiện lắp ráp vào nhau, thực hiện các thao tác thô sơ mà còn có thể trở thành nghệ sĩ đích thực. Robot đánh đàn là minh chứng rõ ràng cho sự sáng tạo, khả năng ứng dụng cao của công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật – giáo dục”, đại diện nhóm nhấn mạnh.

Cũng với cách tiếp cận này, trường hy vọng mọi người sẽ yêu thích âm nhạc hơn thông qua cách biểu diễn độc đáo và thú vị.

R2S VR Cycling – lái xe trong thực tế ảo

Sử dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR), R2S VR Cycling tạo ra môi trường ảo, mô phỏng các tình huống khi tham gia giao thông. Nhờ vào công nghệ VR, người dùng có thể rèn luyện phản xạ như trong thực tế.

Ví dụ khi đang đi gặp chướng ngại vật, biển báo… người dùng có thể phát triển kỹ năng quan sát, đánh giá tình huống, ra quyết định nhanh chóng và an toàn. Đây cũng là cách giúp học sinh nắm vững quy tắc giao thông trong môi trường thử nghiệm an toàn, lành mạnh.

“Sau khi rèn luyện phản xạ vài lần, mình có cảm giác tự tin hơn khi tham gia giao thông”, Quang Thành (quận 11, TP HCM) cho biết. R2S VR Cycling là dự án thuộc lĩnh vực giáo dục an toàn giao thông của Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM), trường Công nghệ và Thiết kế thuộc UEH.

Ngoài gian hàng triển lãm, chiều ngày 21/9 trường còn có các tham luận từ TS. Nguyễn Hữu Huân – Trưởng bộ môn Thị trường tài chính và PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh – Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác. Các chuyên gia bàn về vai trò của fintech trong kỷ nguyên 4.0, cách ứng dụng AI, dữ liệu lớn vào y tế trong hai phiên AI Workshop.

UEH hiện phát triển theo chiến lược đa ngành với mô hình ba trường thành viên gồm Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế. Các sản phẩm công nghệ độc đáo kể trên là kết quả bước đầu của hướng đi này.

Minh Tú


Tiếp tục đọc

Số hóa

Nỗ lực tỷ USD tạo chip 5G bất thành của Apple

Được phát hành

on

Apple chi hàng tỷ USD để tự phát triển chip mạng 5G từ cách đây 5 năm và dự kiến trang bị trên iPhone 15, nhưng vẫn chưa thành công.

Năm 2017, mối quan hệ giữa Apple và Qualcomm dần xấu đi. Cả hai đưa nhau ra tòa với những cáo buộc về hành vi lừa dối, trộm cắp và độc quyền. CEO Tim Cook khi đó muốn cắt đứt “sự phụ thuộc miễn cưỡng” vào Qualcomm và ra lệnh khởi động dự án mới về thiết kế, xây dựng chip modem.

Apple đặt tên mã cho dự án là Sinope, theo tên nữ thần thông minh hơn Zeus trong thần thoại Hy Lạp. Chris Deaver, cựu giám đốc nhân sự Apple và là đồng sáng lập công ty tư vấn BraveCore, tiết lộ dự án bí mật này do Cook trực tiếp thành lập với thành viên nòng cốt là lãnh đạo mảng bán dẫn Johny Srouji và một số nhân vật cấp cao khác.

Theo Deaver, ngay khi khởi động đã có xung đột trong nhóm. Rubén Caballero, người đứng đầu mảng không dây của Apple, vẫn ủng hộ mối quan hệ đối tác với Intel, còn Srouji muốn theo đuổi việc tự tạo chip riêng. Năm 2019, Caballero rời Apple.

Sau khi Caballero từ chức, cấp dưới của ông – hầu hết đều thành thạo về thiết kế chip – đã về dưới quyền Srouji. Tuy nhiên, họ chỉ được giao phát triển hệ thống không dây bổ sung như ăng-ten thay vì tham gia sâu vào mảng chip. “Một quản lý trong nhóm Srouji thậm chí không có nền tảng về công nghệ không dây”, một người trong dự án đã nghỉ việc cho biết.

Tháng 3/2019, Apple mở trung tâm kỹ thuật riêng ở San Diego, quê hương của Qualcomm, với kế hoạch tuyển dụng 1.200 nhân sự ở đây. Hè năm đó, công ty công bố chi một tỷ USD mua lại mảng modem không dây Intel (Intel Wireless), gồm danh mục sáng chế về mạng di động.

Srouji sau đó bay tới Munich để chào đón nhân viên Intel Wireless. Trong buổi gặp gỡ, ông nhấn mạnh dự án chip modem là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Apple và là bước tiếp theo trong quá trình phát triển của công ty. Hãng sau đó tuyển dụng ồ ạt. Bên cạnh đội ngũ kỹ sư Intel Wireless, công ty cố gắng chiêu mộ nhân tài về thiết kế chip mạng từ nhiều nơi, gồm cả Qualcomm. Nhóm lãnh đạo đặt mục tiêu đến năm 2023, Apple sẽ có chip riêng cho iPhone mới.

Nhưng khi iPhone 15 ra mắt ngày 12/9, chip 5G trên thiết bị vẫn do Qualcomm cung cấp.

Nỗ lực chưa thành

Một số người từng tham gia dự án cho biết Apple khi đó nhận thấy việc thu hút nhân tài là điều cần thiết, nhưng chưa đủ để phát triển chip. Thực tế, chip mạng được đánh giá khó chế tạo hơn chip xử lý vì chúng phải hoạt động liền mạch với mạng 5G, cũng như các thế hệ mạng 2G, 3G và 4G ở các quốc gia trên thế giới, và mỗi quốc gia đều có những đặc điểm công nghệ riêng.

Một cựu kỹ sư của dự án nói các giám đốc điều hành Apple hầu như không có kinh nghiệm về chip không dây, nhưng lại đặt ra các mốc thời gian thiếu thực tế. Đội ngũ được yêu cầu phải nhanh chóng xây dựng nguyên mẫu chip, đảm bảo chúng sẽ hoạt động với nhiều nhà mạng không dây trên toàn thế giới, trong khi việc này vốn tốn rất nhiều thời gian.

Năm ngoái, Apple mới bắt đầu thử nghiệm nguyên mẫu chip mạng. Theo một cựu nhân viên tham gia quá trình kiểm thử, kết quả bị đánh giá “không tốt”. “Về cơ bản, chip chậm hơn ba năm so với của Qualcomm. Việc sử dụng chúng có nguy cơ khiến tốc độ không dây của iPhone chậm hơn các đối thủ cạnh tranh”, người này nói.

Một nguồn tin khác tiết lộ các bài kiểm tra đều có chung kết quả: chip quá chậm và dễ bị quá nhiệt. Bảng mạch thậm chí lớn đến mức chiếm cả nửa chiếc iPhone và không thể sử dụng được.

Trước vấn đề đó, Apple quyết định hủy kế hoạch đưa chip modem “cây nhà lá vườn” lên iPhone 15. Việc triển khai thử nghiệm được chuyển sang năm 2024. Họ buộc phải gia hạn thỏa thuận với Qualcomm đến tháng 4/2025, có tùy chọn kéo dài thêm hai năm tùy tình hình thực tế. Theo ước tính từ giới chuyên gia, Apple đã trả hơn 7,2 tỷ USD cho Qualcomm để mua chip mạng vào năm ngoái.

Một số người tham gia dự án nói Apple đã thất bại không chỉ vì thách thức kỹ thuật, mà còn do lãnh đạo không đủ tầm. Ban lãnh đạo Apple dường như quá lạc quan, không khuyến khích kỹ sư nêu ra các vấn đề hạn chế, khiến họ tạo ra các mục tiêu không thực tế.

“Apple có thể đã tạo được chip silicon tốt nhất hành tinh, nhưng thật nực cười khi nghĩ họ cũng có thể chế tạo được chip modem với chất lượng tương tự”, Jaydeep Ranade, cựu giám đốc mảng không dây của Apple, người đã rời công ty vào năm 2018, nhận xét.

“Những khó khăn đang cho thấy Apple đã không lường trước được sự phức tạp của việc tạo chip modem. Đó là thứ không dễ chinh phục”, Serge Willenegger, cựu CEO Qualcomm, cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Apple có nhiều tiền và sẽ không bỏ cuộc.

Bảo Lâm (theo WSJ)


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng