Sáng 3/7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề về thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước của thành phố.

Có cán bộ còn tâm lý bàn lùi, sợ trách nhiệm

Phát biểu tại phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, những năm qua thành phố đã tăng cường cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Theo đó, tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội đã có chuyển biến tích cực, nhiều việc khó tồn tại nhiều năm được giải quyết, nhiều công việc có chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hợp

“Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, trách nhiệm, biểu hiện tâm lý bàn lùi, sợ sai, sợ trách nhiệm”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nói.

Theo ông Tuấn, chính điều này khiến nhiều nhiệm vụ được thành phố chỉ đạo, giao bị chậm tiến độ, chất lượng chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức còn vi phạm, không nghiêm túc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

“Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết đang được Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và cần được HĐND TP chất vấn để rà soát, đánh giá đúng các ưu điểm, tồn tại, hạn chế, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và lộ trình, giải pháp để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Cần chỉ số đo ‘cán bộ làm việc bằng trái tim’

Nêu câu hỏi tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ Mê Linh) băn khoăn về một số chỉ số cải cách hành chính vừa qua của TP Hà Nội tụt hạng so với các tỉnh thành khác.

“Không thể nào trình độ cán bộ, công chức các cấp ở Thủ đô lại thấp hơn các tỉnh thành. Vậy tại sao chỉ số xếp hạng của chúng ta lại tụt hạng?”, ông Đoàn nêu băn khoăn.

doan do dinh.jpg
Đại biểu Phạm Đình Đoàn nêu vấn đề về thái độ làm việc của cán bộ, công chức của Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hợp

Trước thực trạng trên, đại biểu tổ Mê Linh đề nghị lãnh đạo UBND TP Hà Nội giải đáp câu hỏi: Liệu thành phố có chương trình đào tạo hay có chỉ số đánh giá cán bộ, công chức “không những làm việc bằng tri thức mà làm việc bằng trái tim hay không?”.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, HĐND TP hôm nay chất vấn các nội dung mang tính trọng yếu, vừa là khâu đột phá, cũng vừa là điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Phạm Đình Đoàn, ông Hà Minh Hải cho rằng, cái gốc của vấn đề cải cách thủ tục hành chính vẫn là con người. Trong đó, có nhóm vấn đề về kiến thức, trình độ, năng lực, kỹ năng triển khai công việc và thái độ làm việc của cán bộ, công chức.

ha minh hai 1.jpg
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hợp

Qua thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, nếu cán bộ, công chức có thái độ, tinh thần phục vụ tốt thì rất nhiều người dân, doanh nghiệp sẵn sàng lắng nghe, ủng hộ, cùng đồng hành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Để cán bộ “làm việc bằng trái tim”, ông Hà Minh Hải cho biết, thành phố luôn xác định công chức phải làm việc theo “3 nguyên tắc, 7 phấn đấu”. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là thượng tôn pháp luật, nhưng cũng phải luôn luôn lắng nghe, đồng thời có thái độ phục vụ tốt với người dân, doanh nghiệp.

“Tức là công chức phải làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nhưng phải luôn lắng nghe bởi trong thực tiễn có nhiều vấn đề còn vướng mắc, bất cập. Nếu chúng ta làm việc bằng trái tim, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ tăng lên, đồng thời sẽ tạo được niềm tin, sự hài lòng của người dân”, ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Cán bộ làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng có lý do của họ

Cán bộ làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng có lý do của họ

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, nhiều quy định nhằm phát huy dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, chịu trách nhiệm, nhưng có làm thì có sai, không làm thì không sai, mà nếu sai thì bị xử lý. Cán bộ làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng có lý do của họ.

Đùn đẩy, sợ trách nhiệm 'trở thành một loại dịch' trong thực thi công vụ

Đùn đẩy, sợ trách nhiệm ‘trở thành một loại dịch’ trong thực thi công vụ

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức “trở thành một loại dịch lan rất nhanh”, cần khắc phục tình trạng “xơ cứng, không dám hành động vì sợ sai”.

Thủ tướng yêu cầu thay thế cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm

Thủ tướng yêu cầu thay thế cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm

Thủ tướng yêu cầu kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.


Share.