Kết nối với chúng tôi

Pháp luật

Việt Á ‘lót tay’ thế nào để độc quyền xét nghiệm Covid-19 ở Hải Dương?

Được phát hành

on

Việt Á chi 20-25% giá trị hợp đồng mua kit test Covid-19 cho CDC Hải Dương, hối lộ 4 tỷ đồng Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng với tham vọng “độc quyền xét nghiệm” tại các khu công nghiệp.

Ông Thăng, 57 tuổi, là một trong 3 nguyên ủy viên trung ương bị đề nghị truy tố trong đại án Việt Á. Hai người còn lại là cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.

Ngoài ông Thăng, tại nhóm cán bộ công tác tại Hải Dương, C03 đề nghị truy tố ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế, về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; ông Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC, về tội Nhận hối lộ; Nguyễn Mạnh Cường, kế toán trưởng CDC và bà Nguyễn Thị Trang, Giám đốc trung tâm tư vấn tài chính Sở Tài chính, bị đề nghị tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Chủ mưu bị cáo buộc tội Đưa hối lộ là Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á.

Theo kết luận, từ năm 2020 đến 2021, Hải Dương liên tiếp bùng phát các ổ Covid-19 khiến phải ba lần công bố dịch. Nhận thấy đây là địa bàn tiềm năng, Phan Quốc Việt gọi điện cho ông Tuyến đề nghị cho Việt Á được cung cấp kit xét nghiệm, vật tư y tế tại địa phương. Tuy nhiên ông Tuyến nói “việc này phức tạp”, không đủ thẩm quyền giải quyết.

Việt dùng mối quan hệ thân tình với thư ký Nguyễn Huỳnh để thông qua anh ta nhờ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tác động giúp với Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Trùng hợp lúc này đang diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần XIII ở Hà Nội nên ông Long gặp trực tiếp ông Thăng đề nghị giúp đỡ Việt.

Trong buổi họp trực tuyến phòng chống dịch, ông Thăng chỉ đạo “thực hiện hợp đồng kinh tế với Việt Á” và ưu tiên số một là xét nghiệm vì “Việt Á đã vào cuộc với chúng ta, đây là một công ty tin cậy, Bộ trưởng Y tế đã khẳng định”. Ông Thăng sau đó tiếp tục yêu cầu toàn tỉnh huy động tối đa nhân lực, máy móc cùng với Việt Á để khi xét nghiệm Covid-19 thì trả kết quả trong ngày.

Ngược với quan điểm của bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái khai rằng lúc đó thấy giá xét nghiệm của Việt Á cao hơn hãng khác. Tuy nhiên ông Thăng vẫn chốt “để cho Việt Á làm”, cơ quan điều tra kết luận.

Được bí thư đồng ý, Giám đốc CDC Tuyến gọi cho Việt thông báo: “Khẩn trương cho máy và người về hỗ trợ tỉnh”. Ngay trong tháng 1/2021, Việt Á đã đưa thiết bị y tế về Hải Dương phục vụ xét nghiệm phòng chống dịch.

Hối lộ để xét nghiệm truy vết “tận thu”

Thời điểm này, ngoài Việt Á còn một số đơn vị khác đang cùng tham gia xét nghiệm tại Hải Dương và giá rẻ hơn rất nhiều. Với tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động và cùng CDC Hải Dương độc quyền xét nghiệm, ngày 20/2/2021, Việt đến phòng làm việc trao đổi với Bí thư Thăng.

Việt đề nghị ông Thăng tạo điều kiện cho Việt Á được tham gia xét nghiệm cho công nhân tại các khu công nghiệp và cả người lao động ngoài khu công nghiệp. Cơ quan điều tra cáo buộc mục đích của Việt là “được xét nghiệm trên diện rộng, tăng công suất, tạo nguồn thu trái pháp luật đặc biệt lớn”.

Ông Thăng đồng ý, giao Việt Á là “đơn vị chủ công trong xét nghiệm ở tỉnh” mà không chỉ đạo lựa chọn doanh nghiệp có giá rẻ hơn. Tại buổi gặp này, Việt đưa ông Thăng 100.000 USD (2,3 tỷ đồng).

Từ đó, Giám đốc Việt Á được tham gia vào cuộc họp giữa Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và Ban chỉ đạo phòng chống dịch. Việt sau đó đề nghị về việc xét nghiệm 60.000-80.000 mẫu/ngày. Ông Thăng đồng ý.

Vì Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, CDC Hải Dương đã phối hợp cùng Việt Á làm thủ tục chỉ định thầu, ký hợp đồng và thanh toán theo giá doanh nghiệp đưa ra là 470.000 đồng/kit. Khi bảo vệ được thành công đơn giá kit xét nghiệm Việt Á, trong năm 2021, Sở Y tế Hải Dương đã cấp 3 đợt ngân sách tổng cộng 217 tỷ đồng cho CDC Hải Dương.

C03 kết luận, CDC Hải Dương đã mua hơn 220.000 kit xét nghiệm của Việt Á và đã thanh toán 106 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 73 tỷ đồng. Ông Thăng thừa nhận đã kết luận không đúng thẩm quyền, quy chế làm việc để Việt và Tuyến “lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, gây thất thoát ngân sách”.

Chi 25% ngoài hợp đồng cho CDC Hải Dương

Quá trình thực hiện hợp đồng mua kit xét nghiệm, Việt đề nghị ông Tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Á bán sản phẩm, thanh toán tiền theo đơn giá đưa ra. Đổi lại, Việt Á sẽ chi 20-25% giá trị hợp đồng cho CDC Hải Dương.

Trong các đợt thanh toán, nhân viên Việt Á đã tính toán để xác định số tiền % ngoài hợp đồng để chuyển cho CDC Hải Dương là 27 tỷ đồng, tương đương 20-25%. Số tiền này, nhân viên Việt Á chuyển 22 tỷ đồng đến tài khoản ngân hàng của bạn học ông Tuyến (hiện là bảo vệ của CDC), 5 tỷ đồng vào số tài khoản của chủ tiệm vàng Kim Hiển (thông gia nhà ông Tuyến). Nội dung các lần chuyển khoản đều là “thanh toán tiền mua hàng”.

Sau khi nhận được “hoa hồng”, ông Tuyến 3 lần đưa cho bí thư Thăng, tổng cộng 600 triệu đồng và 50.000 USD. Lần đầu vào tháng 5/2021, ông Tuyến đến phòng làm việc của ông Thăng đưa 300 triệu đồng để nhờ bí thư quan tâm hơn đến việc UBND tỉnh bố trí vốn cho CDC Hải Dương có tiền mua kit xét nghiệm. Hai lần sau đưa 300 triệu đồng và 50.000 USD, Tuyến đều nhờ ông Thăng quan tâm giúp và chỉ đạo việc thanh toán tiền cho Việt Á.

Ngoài bí thư, ông Tuyến 6 lần đến phòng làm việc đưa tổng cộng 7 tỷ đồng cho Giám đốc Sở Y tế Phạm Mạnh Cường. Cảnh sát xác định khi đưa nhận tiền, hai người không bàn bạc hay thống nhất nội dung. Ông Cường cũng không gây khó khăn gì để Tuyến phải đưa tiền.

Theo kết luận, Tuyến còn đưa tổng cộng 2,12 tỷ đồng cho một số lãnh đạo, cán bộ CDC. Khi đưa chỉ nói là tiền “Tuyến cho, cho vay” chứ không thỏa thuận về nội dung gì. Phần tiền hơn 16 tỷ đồng giữ lại cho cá nhân, ông Tuyến mở một sổ tiết kiệm một tỷ đồng và còn lại chi tiêu hết. Hiện gia đình đã nộp khắc phục hơn 12 tỷ đồng.

Theo kết luận, ông Thăng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy để thực hiện các hành vi sai phạm, gây thiệt hại hơn 73 tỷ đồng và nhận tổng cộng 4 tỷ đồng. Hành vi của ông Thăng cấu thành tội nhận hối lộ nên C03 thay đổi quyết định khởi tố từ tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng sang Nhận hối lộ. Tuy nhiên VKSND Tối cao chưa có quyết định “phê chuẩn hay không phê chuẩn”.

Hiện, ông Thăng là bị can duy nhất trong vụ án chưa rõ về tội danh. Khi điều tra, ông Thăng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án và đã khắc phục toàn bộ 4 tỷ đồng đã nhận.


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pháp luật

Ngọc Thúy thừa nhận bán 8 biệt thự trong khối tài sản tranh chấp

Được phát hành

on

TP HCMĐại diện Ngọc Thúy thừa nhận sau khi ly hôn đại gia Đức An, cựu người mẫu đã chuyển nhượng 8 căn biệt thự mua khi hai người còn là vợ chồng.

Chiều 18/9, phiên xét xử vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đức An (61 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bị đơn Phạm Thị Ngọc Thúy (cựu người mẫu Ngọc Thúy) tiếp tục với phần hỏi giữa các đương sự.

Trong hơn hai giờ, đại diện theo uỷ quyền của ông An đã đặt nhiều câu hỏi cho phía bị đơn các nội dung liên quan đến thỏa thuận giữa hai bên tại Mỹ năm 2011 về việc bàn giao các tài sản tại Việt Nam; nguồn gốc hình thành các tài sản do bà Thúy đứng tên (đang tranh chấp)…

Cụ thể, ông An yêu cầu Thúy trả lại 39 loại tài sản mua tại Việt Nam, gồm: 5 căn hộ tại tòa nhà Avalon; 4 căn hộ Sailing Tower (quận 1); một vila (quận Bình Thạnh); một lô đất ở phường Thảo Điền (TP Thủ Đức); 13 biệt thự tại dự án Sea Links Golf & County Club ở Phan Thiết (Bình Thuận); tiền trong 3 tài khoản ngân hàng; cổ phần trong 2 công ty ở Vũng Tàu; 2 lô đất ở Vũng Tàu; 7 ôtô… Tổng giá trị khoảng 288 tỷ đồng.

Cựu người mẫu bán 8 biệt thự sau ly hôn

Trả lời phía ông An, đại diện của Ngọc Thuý thừa nhận ông An có gửi từ Mỹ về cho bị đơn 47 tỷ đồng (ngày 5/3/2008) và 700.000 USD. Trong đó, số tiền 47 tỷ Ngọc Thuý dùng để mua các tài sản ở Vũng Tàu, Phan Thiết, 4 căn hộ Sailing Tower tại TP HCM, còn 700.000 USD dùng để thanh toán việc mua các tài sản khác.

Về nguồn gốc 13 biệt thự ở Phan Thiết (hiện ông An đã rút yêu cầu đòi lại 5 căn), phía Ngọc Thúy cho biết cả ông An và cựu người mẫu cùng đi mua và thực hiện giao dịch. Nguồn tiền mua là “tiền trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng”. Sau khi ly hôn ông An vào tháng 3/2008, Ngọc Thúy đã nhờ mẹ là bà Bê đứng tên toàn bộ các biệt thự. Bà Bê sau đó đã bán 8 căn biệt thự này cho người khác, song Ngọc Thuý là người thụ hưởng số tiền.

Lý do nhờ bà Bê đứng tên và chuyển nhượng là thời điểm đó Ngọc Thuý thường xuyên đi lại giữa Mỹ và Việt Nam nên không thuận tiện cho việc quản lý. Do việc chuyển nhượng được thực hiện vào nhiều thời điểm, giá khác nhau nên không nhớ tổng cộng giá trị chuyển nhượng là bao nhiêu.

Liên quan đến các biệt thự này, trong phần trả lời luật sư bảo vệ Ngọc Thúy, người đại diện của cựu người mẫu cho biết, quá trình tòa thụ lý giải quyết vụ án bà Bê có uỷ quyền cho ông An nhận lại 5 căn biệt thự nhưng sau đó bà Bê đã chuyển cho người khác theo chỉ định của ông An. Dù ông An không đứng tên trực tiếp 5 căn biệt thự nhưng có chứng cứ chứng minh số bất động sản này đã chuyển cho người khác theo chỉ định của ông này.

Đối với 5 căn hộ Avalon Tower, phía Ngọc Thúy cho rằng được mua từ năm 2007 bằng tiền chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đại diện của cựu người mẫu cũng cho biết đã mua cổ phần 2 công ty tại Vũng Tàu hết 42 tỷ đồng và mua một số bất động sản khác. Trong đó, ngoài tiền ông An gửi về còn có tiền riêng của Thúy.

Từ đó, phía Ngọc Thúy không đồng ý với yêu cầu của ông An về việc trả lại các tài sản mà đề nghị tòa chia đôi khối tài sản chung gồm 11 bất động sản và cổ phần tại 2 công ty ở Vũng Tàu (tương đương 78 tỷ đồng) vì là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, có đóng góp bằng tiền của bị đơn.

Phía đại gia Đức An nói ‘chỉ nhờ Ngọc Thúy đứng tên’

Đến cuối buổi làm việc, phiên tòa chuyển sang phần hỏi của phía bị đơn đối với nguyên đơn. Người đại diện cho Ngọc Thúy không tham gia mà để luật sư hỏi.

Trả lời, đại diện cho ông An khẳng định các tài sản đang tranh chấp là nhờ Ngọc Thúy đứng tên, do lúc đó ông An chưa có quốc tịch Việt Nam. Đây là thỏa thuận của hai bên chứ không có văn bản, song bà Bê và nhiều người liên quan đã có lời khai về nội dung này gửi cho tòa.

Ngoài ra, hai bên cũng có thoả thuận tại tòa án Mỹ (khi ly hôn) về việc Ngọc Thuý giao lại các tài sản này cho hai con gái. Đây cũng là căn cứ để ông An khởi kiện. Từ lúc hai bên ly hôn, ông An thực hiện việc cấp dưỡng cho các con bằng hình thức giao cho Thúy 5 căn hộ cao cấp tại Avalon Tower và hoa lợi từ việc cho thuê các bất động sản.

Về căn cứ đã chuyển 47 tỷ đồng và 700.000 USD cho Ngọc Thúy, phía ông An cho rằng đã có đầy đủ chứng từ nộp cho tòa, bao gồm cả các nguồn tiền khác. Tuy nhiên, phía bị đơn cho rằng không thấy các chứng cứ này trong hồ sơ.

Đại diện của ông An thừa nhận việc rút yêu cầu đòi bồi thường 5 biệt thự (trong tổng số 13 biệt thự) ở Phan Thiết, song từ chối trả lời lý do.

Theo hồ sơ vụ án, ông An và Thúy kết hôn tại Mỹ vào năm 2006, có 2 con chung. Đến tháng 3/2008, vợ chồng họ ly hôn tại tòa án bang California, Mỹ. Hai năm sau ông An gửi đơn kiện đến TAND TP HCM, yêu cầu vợ cũ trả lại 39 loại tài sản mua tại Việt Nam.

Nguyên đơn cũng cho biết, sau khi ly hôn tại Mỹ, Tòa thượng thẩm bang California ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định ngoài các tài sản riêng được hai bên thừa nhận, Ngọc Thúy phải chuyển các tài sản đang sở hữu tại Việt Nam vào công ty chung để giao cho các con khi đủ 18 tuổi. Do Ngọc Thúy không thực hiện phán quyết trên nên ông tiếp tục yêu cầu tòa buộc vợ cũ phải giao lại toàn bộ tài sản cho các con.

Ngày mai phiên tòa tiếp tục với phần hỏi của HĐXX.

Hải Duyên


Tiếp tục đọc

Pháp luật

Dấu giày bí ẩn tố cáo kẻ sát hại nữ diễn viên tài năng

Được phát hành

on

MỹDiễn viên kiêm đạo diễn tài năng Adrienne Shelly bị nghi tự tử khi được tìm thấy treo cổ trong phòng tắm, nhưng một dấu giày mờ trên bệ toilet đã khiến cảnh sát thay đổi suy đoán.

Khoảng 17h45 ngày 1/11/2006, cảnh sát được gọi đến một căn hộ ở khu Greenwich Village, Manhattan. Adrienne Shelly, 40 tuổi, được chồng là Andy Ostroy tìm thấy đã chết trong phòng tắm của căn hộ được cô dùng làm văn phòng.

Tại hiện trường, cảnh sát thấy Adrienne vẫn mặc quần áo đầy đủ, treo cổ bằng một tấm ga trải giường buộc vào thanh treo rèm. Điều tra viên tin rằng cô đã tử vong từ 5 đến 6 tiếng trước, có dấu bầm trên mắt và má phải.

Andy nói với cảnh sát rằng đưa vợ đến căn hộ vào khoảng 9h30. Anh cảm thấy “rất bất thường” khi không nhận được tin tức gì của vợ suốt từ đó nên đã nghỉ làm sớm để đi tìm cô. Khi đến căn hộ, Andy thấy cửa khóa, gọi không ai đáp lời nên phải nhờ chủ nhà giúp mở cửa.

Qua điều tra sơ bộ, cảnh sát cho rằng Adrienne đã tự tử. Căn hộ không có dấu hiệu đột nhập, không bị xáo trộn, cửa vẫn khóa trước khi thi thể được phát hiện. Tuy nhiên, cảnh sát nhận thấy một điều kỳ lạ là nút thắt ga trải giường dùng để treo cổ sử dụng các phương pháp xoắn và đan chéo khá phức tạp, có tính chuyên nghiệp cao và người bình thường khó có thể tiếp xúc với kiểu thắt này.

Gia đình Adrienne không tán đồng giả thuyết tự tử vì cô là người mạnh mẽ và lạc quan, sẽ không bao giờ bỏ lại con gái 2 tuổi. Họ chứng thực rằng Adrienne không có tiền sử trầm cảm và hôn nhân đang hạnh phúc.

Adrienne còn có sự nghiệp thành công với vai trò diễn viên, đạo diễn và biên kịch. Cô được biết đến qua vai chính trong bộ phim The Unbelievable Truth (1989), Trust (1990). Trước khi qua đời, Adrienne viết kịch bản, làm đạo diễn và đóng vai phụ cho bộ phim Waitress – ứng cử viên tại Liên hoan phim Sundance 2007.

Các điều tra viên cũng phát hiện một dấu giày mờ trên bệ toilet. Sau khi đối chiếu, dấu giày này thuộc về một đôi giày thể thao kiểu Reebok Allen Iverson, cỡ 8 dành cho nam, không phù hợp với bất kỳ đôi giày nào của Adrienne. Nó cũng không trùng khớp với giày của Andy, cảnh sát và nhân viên y tế có mặt ở hiện trường.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy phần cổ bị đè nén là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ diễn viên. Cô được xác định vẫn còn sống khi bị treo cổ.

Điều tra các mối quan hệ của nạn nhân, cảnh sát không phát hiện nghi phạm nào. Cho đến 5/11/2006, điều tra viên kiểm tra lại hiện trường vụ án để mong tìm kiếm manh mối. Khi quan sát tỉ mỉ hơn, họ phát hiện tầng dưới căn hộ của Adrienne đang sửa chữa. Tại đây, cảnh sát tìm thấy dấu giày thể thao in trên giấy lót sàn phủ đầy bụi.

Dấu giày này trùng khớp với dấu giày trên bệ toilet ở căn hộ của Adrienne. Phát hiện này khiến cảnh sát nhận định cái chết của nữ diễn viên không phải do tự tử mà là vụ giết người. Theo họ, có thể ai đó trong đội xây dựng đã tìm được đường vào căn hộ của Adrienne.

Cảnh sát tìm đến nhà người phụ trách dự án xây dựng tên Wilson Pillco để thẩm vấn. Khi Wilson mở cửa, họ nhanh chóng quan sát thấy một ba lô nằm trên sàn với một đôi giày thể thao lộ ra ngoài. Wilson giải thích ba lô thuộc về em trai tên Diego Pillco, 19 tuổi, công nhân xây dựng nhập cư bất hợp pháp từ Ecuador. Diego cũng có mặt trong nhà khi cảnh sát đến.

Diego thừa nhận đã ở trong cùng tòa nhà với Adrienne nhưng phủ nhận từng gặp cô. Anh ta cũng khẳng định chưa bao giờ vào căn hộ của Adrienne. Cảnh sát xác định Diego nói dối dựa trên bằng chứng về dấu giày. Đôi giày thể thao của anh ta trùng khớp với dấu giày được tìm thấy tại hiện trường vụ án.

Sau khi cảnh sát thuyết phục, Diego chấp nhận thú tội. Anh ta khai rằng khi ở một mình trong căn hộ đang sửa chữa, Adrienne xuống tầng dưới để yêu cầu giảm bớt tiếng ồn khi thi công. Cãi vã nổ ra, Diego ném búa vào người cô và đóng sầm cửa lại.

Khi Adrienne đe dọa gọi cảnh sát, Diego lo sợ bị trục xuất nên đã theo về căn hộ của cô và cầu xin đừng trình báo. Nhưng cuộc cãi vã trở nên căng thẳng hơn, Adrienne tát vào mặt anh ta và nhấc điện thoại khiến Diego bị kích động.

Anh ta khai rằng đã đấm vào mặt Adrienne, vô tình khiến cô bất tỉnh. Sau đó, bắt chước một bộ phim truyền hình từng xem, anh ta dàn dựng cái chết của nạn nhân giống một vụ tự tử. Diego quen thắt kiểu nút phức tạp vì thường xuyên buộc lợn khi sống ở Ecuador.

Gia đình nạn nhân không tin lời khai của Diego. Họ cho rằng Adrienne không phải kiểu người thích cãi vã, cô sẽ không bao giờ khơi mào tranh chấp với ai.

Cảnh sát cũng nhận thấy câu chuyện của Diego không ăn khớp với các tình tiết, trên giày của Adrienne không có bụi xây dựng cho thấy cô không xuống căn hộ tầng dưới.

Diego bị buộc tội giết người cấp độ hai. Anh ta thỏa thuận nhận tội với công tố viên để được truy tố tội danh nhẹ hơn là ngộ sát cấp độ một. Theo thỏa thuận nhận tội, Diego được yêu cầu thú nhận đầy đủ trước tòa, phải tiết lộ những gì thực sự xảy ra vào ngày 1/11/2006.

Diego rút lại những tuyên bố trước đó rằng Adrienne xuống nhà để phàn nàn về tiếng ồn. Thay vào đó, anh ta thừa nhận nhìn thấy cô trong thang máy và quyết định cướp của vì đang cần tiền để trả cho những kẻ đã giúp anh ta nhập cảnh trái phép vào Mỹ.

Diego bám theo Adrienne lên căn hộ, nhìn thấy chiếc ví trên bàn, định lẻn vào lấy tiền rồi bỏ chạy. Adrienne bắt gặp Diego và đe dọa gọi cảnh sát. Theo lời thú nhận tại phòng xử án, Diego lao tới giật điện thoại, bịt miệng và siết cổ cô trước khi dàn dựng vụ tự tử trong phòng tắm.

Ngày 6/3/2008, Diego bị kết án 25 năm tù, không có cơ hội được ân xá. Anh ta sẽ bị trục xuất về Ecuador sau khi được thả.

Bộ phim cuối cùng của Adrienne, Waitress, gặt hái thành công sau khi trình chiếu tại Liên hoan phim Sundance, được chuyển thể thành nhạc kịch Broadway, giành nhiều giải thưởng như giải Jury Prize tại Liên hoan phim Sarasota, được đề cử Kịch bản hay nhất tại Independent Spirit Awards.

Để tôn vinh Adrienne, Hiệp hội Phê bình phim Nữ giới Mỹ lấy tên cô đặt cho một giải thưởng thường niên dành cho tác phẩm “phản đối bạo lực với phụ nữ mạnh mẽ nhất”.

Tuệ Anh (Theo Oxygen, Nytimes)


Tiếp tục đọc

Pháp luật

Làm thế nào để lấy lại đất trong dự án ‘treo’?

Được phát hành

on

Tôi mua 70 m2 đất bằng giấy tay năm 1999, xung quanh đều có nhà ở, sau này thuộc dự án quy hoạch khu dân cư và đã có quyết định thu hồi đất từ tháng 4/2001.

Tuy nhiên, dự án đã “treo” hơn 20 năm. Chủ dự án không thi công, không hiệp thương đền bù theo quy định. Từ tháng 5/2021 đến nay tôi đã 3 lần khiếu nại hiệp thương không thành công, đã một lần họp làm việc với chính quyền và các ban ngành. Nhưng hiện tại tôi không biết phải làm gì tiếp khi UBND quận và chủ đầu tư dự án cứ đùn qua đẩy qua lại không ai giải quyết.

Luật sư tư vấn

Theo thông tin anh cung cấp, lô đất 70 m2 nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư đã được duyệt chủ trương và có quyết định thu hồi đất vào tháng 4/2001. Như vậy, đây là trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án kinh doanh thương mại nên chủ đầu tư phải thỏa thuận để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do dự án được phê duyệt từ năm 2001, đến nay đã hơn 20 năm nhưng chưa hoàn tất đền bù và giải phóng mặt bằng, nên có khả năng dự án này đã không còn khả thi.

Do việc đẩy trách nhiệm qua lại giữa chủ đầu tư và UBND quận, nên nếu nguồn gốc đất rõ ràng, không có tranh chấp và anh đã kê khai vào năm 1999, có tên trong sổ địa chính của phường, thì anh có thể hỏi UBND quận về thông tin dự án: thông tin quy hoạch, chủ đầu tư, dự án phê duyệt năm nào, tình trạng hiện tại dự án, tình hình triển khai…

Sau đó, tùy thuộc vào nội dung văn bản trả lời của UBND quận, anh có thể gửi đơn khiếu nại về dự án quy hoạch “treo”, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất do dự án không triển khai trong thời gian dài, sau đó xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể, theo điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Luật sư Võ Đan Mạch

Công ty Luật TNHH MTV TA PHA


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng