Pháp luật
11 người được giảm án tử hình xuống chung thân
Được phát hành
3 tuần trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 11 bị án, nhân dịp Quốc khánh.
Quyết định ân giảm án của Chủ tịch nước ra ngày 30/8 trên cơ sở đề nghị của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Theo Văn phòng Chủ tịch nước, quyết định này thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, mở người bị kết án tử hình “con đường được sống, cải tạo, phục thiện, có cơ hội trở về với gia đình, cộng đồng”.
Dịp Quốc khánh (2/9) năm 2022, Chủ tịch nước đã ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 10 bị án, trong đó có hai người nước ngoài. Trước đó, 21 người cũng được ân giảm án tử hình xuống tù chung thân.
Bạn có thể thích
-
Điển hình của phát âm tiếng Anh – Mỹ
-
Giá vàng tuần này có thể giảm tiếp
-
Bộ Công an lý giải tội danh khác nhau của nhóm nhận tiền vụ Việt Á
-
Vụ án ông Liên Khui Thìn đòi nhiều tài sản ‘phải xử lại’
-
Thứ trưởng Giáo dục: Không dùng tiền mặt để tránh lạm thu
-
Thái độ thế nào được xem là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải?
Pháp luật
Những giải đáp về quyền sở hữu biển số ôtô ‘siêu đẹp’
Được phát hành
52 phút trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Người sở hữu biển số ôtô “siêu đẹp” có được bán lại không, xử lý thế nào nếu người trúng đấu giá không nộp tiền… là những thắc mắc sau phiên đấu giá biển số đầu tiên.
Đề xuất đấu giá biển ôtô manh nha từ năm 1993, nhưng sau nhiều lần thí điểm phải tạm dừng do vướng luật. Từ đề xuất kiên trì của Bộ Công an và qua nhiều cuộc thảo luận, tháng 11/2022, Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số ôtô được Quốc hội thông qua.
Giữa tháng 8, Bộ Công an chọn 11 biển “siêu đẹp” trong hơn 153.000 biển chuẩn bị cấp để đưa ra đấu giá. Trong phiên đầu tiên ngày 15/9, 11 biển số của 10 tỉnh, thành đưa ra đấu giá đã có chủ nhân. Trong 480 người đăng ký tham gia có 5 người không vào phòng đấu giá, 136 người vào nhưng không trả giá.
Có được bán lại biển số trúng đấu giá?
Ba ngày sau khi đấu giá trúng biển số 30K-55555 với giá 14,12 tỷ đồng, anh Dương Công Minh (trú Vĩnh Phúc) cho VnExpress biết đang hoàn tất thủ tục để nộp tiền. Anh cũng dự định bán lại biển số này cho người “đam mê” với giá khoảng 20 tỷ đồng.
Anh Minh nói có nhiều thời gian để tính toán nên không vội. Từ khi được thông báo trúng đấu giá, anh có 15 ngày để nộp tiền và sau đó là 12 tháng để đăng ký ôtô gắn biển số. Nếu không được giá, anh Minh giữ lại để đăng ký cho chiếc Maybach đang sở hữu, “thỏa mãn đam mê” biển đẹp.
Về quá trình đấu giá biển số, anh Minh cho rằng “khá bất ngờ với số tiền”. Ban đầu anh ước tính giá trị biển này chỉ dưới 10 tỷ đồng nhưng chỉ sau vài phút đã nhảy vọt lên 14 tỷ. Cuối cùng, biển này thuộc về anh với mức 14,12 tỷ đồng.
Theo Nghị định 39/2023, từ 15/8 khi biển số định danh có hiệu lực, trường hợp duy nhất được bán phương tiện kèm biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá. Nhưng người chủ thứ hai của xe sẽ không được bán xe kèm biển nữa, mà chỉ được bán riêng xe.
Theo một luật sư, pháp luật không cho phép bán riêng biển số nhưng người trúng biển đấu giá vẫn có nhiều cách để “bán biển”. Thứ nhất, họ có thể lắp biển vào xe có giá trị thấp để dễ bán cả biển kèm theo xe. Người mua khi bán xe này sẽ làm thủ tục thu hồi biển để sau đó lắp vào xe mới mà họ ưng ý.
Một cách khác, nếu tìm được khách, người trúng đấu giá có thể lắp ngay biển vào xe mà họ yêu cầu. Sau đó hai bên làm thủ tục mua bán “biển số trúng đấu giá kèm theo xe”.
Giải quyết sao khi “đấu giá cho vui” mà không nộp tiền?
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có thông báo kết quả đấu giá, người trúng phải nộp toàn bộ tiền, sau khi đã trừ khoản đặt trước, vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.
Sau khi nhận đủ số tiền trúng đấu giá, Bộ Công an cấp hoá đơn điện tử bán tài sản công và văn bản điện tử xác nhận biển số cho người trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký xe.
Người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trong thời hạn 15 ngày hoặc không làm thủ tục đăng ký biển số trong 12 tháng hoặc vi phạm về tính trung thực của hồ sơ tham gia, kết quả đấu giá bị hủy. Người vi phạm sẽ không được trả lại tiền cọc hoặc tiền trúng đấu giá đã nộp.
Người trúng đấu giá không xác nhận biên bản đấu giá bị coi là không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
Như vậy, biển số trúng đấu giá nhưng bị hủy kết quả vì các lý do như trên sẽ được đưa ra đấu giá lại. Biển đưa ra đấu giá nhưng không có người tham gia sẽ thu hồi về kho số để cấp ngẫu nhiên.
Nộp tiền cọc trước 3 ngày diễn ra đấu giá
Theo Nghị định 39/2023, biển số đưa ra đấu giá phải công khai, niêm yết ít nhất trước 30 ngày tổ chức.
Người tham gia phải thanh toán 100.000 đồng tiền hồ sơ và 40 triệu đồng tiền đặt trước (tiền cọc). Nộp tiền xong, họ được cấp mã số tham gia, thông tin về cuộc đấu giá của biển số họ lựa chọn.
Người tham gia phải nộp tiền trước thời điểm tổ chức đấu giá 3 ngày. Phương thức đấu giá là trả giá lên, mỗi bước giá 5 triệu đồng. Người trúng là người trả giá hợp lệ và cao nhất.
Không giới hạn số lượng biển số đấu giá của mỗi người
Người đã có hoặc chưa có ôtô đều được tham gia. Khi đấu giá, họ có thể nhờ người khác thao thác thay bằng tài khoản của mình nhưng phải đảm bảo đúng thông tin.
Khách hàng được lựa chọn biển số của bất kỳ tỉnh, thành nào và đặc biệt, mỗi người được quyền đấu giá số lượng biển số không hạn chế. Người trúng có thể đăng ký biển số ôtô tại nơi thường trú, tạm trú, nơi hoạt động hoặc tại Phòng Cảnh sát giao thông công an tỉnh, thành phố cấp biển số đó.
Ví dụ, người dân ở TP HCM có thể đấu giá biển số xe ở Hà Nội. Khi trúng, bạn chỉ cần mang phương tiện đến TP HCM là có thể đăng ký hoặc cũng có thể đăng ký xe ở Hà Nội.
Trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá hợp lệ, biển số sẽ chuyển nhượng ngay cho người đấy.
Khi nào bị mất tiền đặt cọc đấu giá?
Khi tham gia đấu giá, người dân phải nộp 100.000 đồng tiền nộp hồ sơ và 40 triệu đồng tiền đặt trước. Người tham gia nhưng không trúng sẽ được trả lại 40 triệu đồng trong 3 ngày làm việc, từ khi kết thúc cuộc đấu giá trực tuyến.
Người dân có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước nếu có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai. Việc từ chối tham gia đấu giá phải thể hiện bằng văn bản trước 3 ngày tổ chức cuộc đấu giá.
Người tham gia không được trả lại tiền cọc nếu không vào tham gia cuộc đấu giá, bị truất quyền tham gia vì có hành vi vi phạm pháp luật, từ chối ký biên bản đấu giá, rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận, từ chối kết quả trúng đấu giá.
Như vậy, những người không vào phiên đấu giá sẽ bị mất tiền đặt cọc. Người vào phòng đấu giá nhưng không trả giá thì coi như “trượt” và sẽ được trả lại tiền.
Pháp luật
Ngọc Thúy thừa nhận bán 8 biệt thự trong khối tài sản tranh chấp
Được phát hành
4 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
TP HCMĐại diện Ngọc Thúy thừa nhận sau khi ly hôn đại gia Đức An, cựu người mẫu đã chuyển nhượng 8 căn biệt thự mua khi hai người còn là vợ chồng.
Chiều 18/9, phiên xét xử vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đức An (61 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bị đơn Phạm Thị Ngọc Thúy (cựu người mẫu Ngọc Thúy) tiếp tục với phần hỏi giữa các đương sự.
Trong hơn hai giờ, đại diện theo uỷ quyền của ông An đã đặt nhiều câu hỏi cho phía bị đơn các nội dung liên quan đến thỏa thuận giữa hai bên tại Mỹ năm 2011 về việc bàn giao các tài sản tại Việt Nam; nguồn gốc hình thành các tài sản do bà Thúy đứng tên (đang tranh chấp)…
Cụ thể, ông An yêu cầu Thúy trả lại 39 loại tài sản mua tại Việt Nam, gồm: 5 căn hộ tại tòa nhà Avalon; 4 căn hộ Sailing Tower (quận 1); một vila (quận Bình Thạnh); một lô đất ở phường Thảo Điền (TP Thủ Đức); 13 biệt thự tại dự án Sea Links Golf & County Club ở Phan Thiết (Bình Thuận); tiền trong 3 tài khoản ngân hàng; cổ phần trong 2 công ty ở Vũng Tàu; 2 lô đất ở Vũng Tàu; 7 ôtô… Tổng giá trị khoảng 288 tỷ đồng.
Cựu người mẫu bán 8 biệt thự sau ly hôn
Trả lời phía ông An, đại diện của Ngọc Thuý thừa nhận ông An có gửi từ Mỹ về cho bị đơn 47 tỷ đồng (ngày 5/3/2008) và 700.000 USD. Trong đó, số tiền 47 tỷ Ngọc Thuý dùng để mua các tài sản ở Vũng Tàu, Phan Thiết, 4 căn hộ Sailing Tower tại TP HCM, còn 700.000 USD dùng để thanh toán việc mua các tài sản khác.
Về nguồn gốc 13 biệt thự ở Phan Thiết (hiện ông An đã rút yêu cầu đòi lại 5 căn), phía Ngọc Thúy cho biết cả ông An và cựu người mẫu cùng đi mua và thực hiện giao dịch. Nguồn tiền mua là “tiền trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng”. Sau khi ly hôn ông An vào tháng 3/2008, Ngọc Thúy đã nhờ mẹ là bà Bê đứng tên toàn bộ các biệt thự. Bà Bê sau đó đã bán 8 căn biệt thự này cho người khác, song Ngọc Thuý là người thụ hưởng số tiền.
Lý do nhờ bà Bê đứng tên và chuyển nhượng là thời điểm đó Ngọc Thuý thường xuyên đi lại giữa Mỹ và Việt Nam nên không thuận tiện cho việc quản lý. Do việc chuyển nhượng được thực hiện vào nhiều thời điểm, giá khác nhau nên không nhớ tổng cộng giá trị chuyển nhượng là bao nhiêu.
Liên quan đến các biệt thự này, trong phần trả lời luật sư bảo vệ Ngọc Thúy, người đại diện của cựu người mẫu cho biết, quá trình tòa thụ lý giải quyết vụ án bà Bê có uỷ quyền cho ông An nhận lại 5 căn biệt thự nhưng sau đó bà Bê đã chuyển cho người khác theo chỉ định của ông An. Dù ông An không đứng tên trực tiếp 5 căn biệt thự nhưng có chứng cứ chứng minh số bất động sản này đã chuyển cho người khác theo chỉ định của ông này.
Đối với 5 căn hộ Avalon Tower, phía Ngọc Thúy cho rằng được mua từ năm 2007 bằng tiền chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đại diện của cựu người mẫu cũng cho biết đã mua cổ phần 2 công ty tại Vũng Tàu hết 42 tỷ đồng và mua một số bất động sản khác. Trong đó, ngoài tiền ông An gửi về còn có tiền riêng của Thúy.
Từ đó, phía Ngọc Thúy không đồng ý với yêu cầu của ông An về việc trả lại các tài sản mà đề nghị tòa chia đôi khối tài sản chung gồm 11 bất động sản và cổ phần tại 2 công ty ở Vũng Tàu (tương đương 78 tỷ đồng) vì là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, có đóng góp bằng tiền của bị đơn.
Phía đại gia Đức An nói ‘chỉ nhờ Ngọc Thúy đứng tên’
Đến cuối buổi làm việc, phiên tòa chuyển sang phần hỏi của phía bị đơn đối với nguyên đơn. Người đại diện cho Ngọc Thúy không tham gia mà để luật sư hỏi.
Trả lời, đại diện cho ông An khẳng định các tài sản đang tranh chấp là nhờ Ngọc Thúy đứng tên, do lúc đó ông An chưa có quốc tịch Việt Nam. Đây là thỏa thuận của hai bên chứ không có văn bản, song bà Bê và nhiều người liên quan đã có lời khai về nội dung này gửi cho tòa.
Ngoài ra, hai bên cũng có thoả thuận tại tòa án Mỹ (khi ly hôn) về việc Ngọc Thuý giao lại các tài sản này cho hai con gái. Đây cũng là căn cứ để ông An khởi kiện. Từ lúc hai bên ly hôn, ông An thực hiện việc cấp dưỡng cho các con bằng hình thức giao cho Thúy 5 căn hộ cao cấp tại Avalon Tower và hoa lợi từ việc cho thuê các bất động sản.
Về căn cứ đã chuyển 47 tỷ đồng và 700.000 USD cho Ngọc Thúy, phía ông An cho rằng đã có đầy đủ chứng từ nộp cho tòa, bao gồm cả các nguồn tiền khác. Tuy nhiên, phía bị đơn cho rằng không thấy các chứng cứ này trong hồ sơ.
Đại diện của ông An thừa nhận việc rút yêu cầu đòi bồi thường 5 biệt thự (trong tổng số 13 biệt thự) ở Phan Thiết, song từ chối trả lời lý do.
Theo hồ sơ vụ án, ông An và Thúy kết hôn tại Mỹ vào năm 2006, có 2 con chung. Đến tháng 3/2008, vợ chồng họ ly hôn tại tòa án bang California, Mỹ. Hai năm sau ông An gửi đơn kiện đến TAND TP HCM, yêu cầu vợ cũ trả lại 39 loại tài sản mua tại Việt Nam.
Nguyên đơn cũng cho biết, sau khi ly hôn tại Mỹ, Tòa thượng thẩm bang California ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định ngoài các tài sản riêng được hai bên thừa nhận, Ngọc Thúy phải chuyển các tài sản đang sở hữu tại Việt Nam vào công ty chung để giao cho các con khi đủ 18 tuổi. Do Ngọc Thúy không thực hiện phán quyết trên nên ông tiếp tục yêu cầu tòa buộc vợ cũ phải giao lại toàn bộ tài sản cho các con.
Ngày mai phiên tòa tiếp tục với phần hỏi của HĐXX.
Hải Duyên
Pháp luật
Dấu giày bí ẩn tố cáo kẻ sát hại nữ diễn viên tài năng
Được phát hành
7 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
MỹDiễn viên kiêm đạo diễn tài năng Adrienne Shelly bị nghi tự tử khi được tìm thấy treo cổ trong phòng tắm, nhưng một dấu giày mờ trên bệ toilet đã khiến cảnh sát thay đổi suy đoán.
Khoảng 17h45 ngày 1/11/2006, cảnh sát được gọi đến một căn hộ ở khu Greenwich Village, Manhattan. Adrienne Shelly, 40 tuổi, được chồng là Andy Ostroy tìm thấy đã chết trong phòng tắm của căn hộ được cô dùng làm văn phòng.
Tại hiện trường, cảnh sát thấy Adrienne vẫn mặc quần áo đầy đủ, treo cổ bằng một tấm ga trải giường buộc vào thanh treo rèm. Điều tra viên tin rằng cô đã tử vong từ 5 đến 6 tiếng trước, có dấu bầm trên mắt và má phải.
Andy nói với cảnh sát rằng đưa vợ đến căn hộ vào khoảng 9h30. Anh cảm thấy “rất bất thường” khi không nhận được tin tức gì của vợ suốt từ đó nên đã nghỉ làm sớm để đi tìm cô. Khi đến căn hộ, Andy thấy cửa khóa, gọi không ai đáp lời nên phải nhờ chủ nhà giúp mở cửa.
Qua điều tra sơ bộ, cảnh sát cho rằng Adrienne đã tự tử. Căn hộ không có dấu hiệu đột nhập, không bị xáo trộn, cửa vẫn khóa trước khi thi thể được phát hiện. Tuy nhiên, cảnh sát nhận thấy một điều kỳ lạ là nút thắt ga trải giường dùng để treo cổ sử dụng các phương pháp xoắn và đan chéo khá phức tạp, có tính chuyên nghiệp cao và người bình thường khó có thể tiếp xúc với kiểu thắt này.
Gia đình Adrienne không tán đồng giả thuyết tự tử vì cô là người mạnh mẽ và lạc quan, sẽ không bao giờ bỏ lại con gái 2 tuổi. Họ chứng thực rằng Adrienne không có tiền sử trầm cảm và hôn nhân đang hạnh phúc.
Adrienne còn có sự nghiệp thành công với vai trò diễn viên, đạo diễn và biên kịch. Cô được biết đến qua vai chính trong bộ phim The Unbelievable Truth (1989), Trust (1990). Trước khi qua đời, Adrienne viết kịch bản, làm đạo diễn và đóng vai phụ cho bộ phim Waitress – ứng cử viên tại Liên hoan phim Sundance 2007.
Các điều tra viên cũng phát hiện một dấu giày mờ trên bệ toilet. Sau khi đối chiếu, dấu giày này thuộc về một đôi giày thể thao kiểu Reebok Allen Iverson, cỡ 8 dành cho nam, không phù hợp với bất kỳ đôi giày nào của Adrienne. Nó cũng không trùng khớp với giày của Andy, cảnh sát và nhân viên y tế có mặt ở hiện trường.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy phần cổ bị đè nén là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ diễn viên. Cô được xác định vẫn còn sống khi bị treo cổ.
Điều tra các mối quan hệ của nạn nhân, cảnh sát không phát hiện nghi phạm nào. Cho đến 5/11/2006, điều tra viên kiểm tra lại hiện trường vụ án để mong tìm kiếm manh mối. Khi quan sát tỉ mỉ hơn, họ phát hiện tầng dưới căn hộ của Adrienne đang sửa chữa. Tại đây, cảnh sát tìm thấy dấu giày thể thao in trên giấy lót sàn phủ đầy bụi.
Dấu giày này trùng khớp với dấu giày trên bệ toilet ở căn hộ của Adrienne. Phát hiện này khiến cảnh sát nhận định cái chết của nữ diễn viên không phải do tự tử mà là vụ giết người. Theo họ, có thể ai đó trong đội xây dựng đã tìm được đường vào căn hộ của Adrienne.
Cảnh sát tìm đến nhà người phụ trách dự án xây dựng tên Wilson Pillco để thẩm vấn. Khi Wilson mở cửa, họ nhanh chóng quan sát thấy một ba lô nằm trên sàn với một đôi giày thể thao lộ ra ngoài. Wilson giải thích ba lô thuộc về em trai tên Diego Pillco, 19 tuổi, công nhân xây dựng nhập cư bất hợp pháp từ Ecuador. Diego cũng có mặt trong nhà khi cảnh sát đến.
Diego thừa nhận đã ở trong cùng tòa nhà với Adrienne nhưng phủ nhận từng gặp cô. Anh ta cũng khẳng định chưa bao giờ vào căn hộ của Adrienne. Cảnh sát xác định Diego nói dối dựa trên bằng chứng về dấu giày. Đôi giày thể thao của anh ta trùng khớp với dấu giày được tìm thấy tại hiện trường vụ án.
Sau khi cảnh sát thuyết phục, Diego chấp nhận thú tội. Anh ta khai rằng khi ở một mình trong căn hộ đang sửa chữa, Adrienne xuống tầng dưới để yêu cầu giảm bớt tiếng ồn khi thi công. Cãi vã nổ ra, Diego ném búa vào người cô và đóng sầm cửa lại.
Khi Adrienne đe dọa gọi cảnh sát, Diego lo sợ bị trục xuất nên đã theo về căn hộ của cô và cầu xin đừng trình báo. Nhưng cuộc cãi vã trở nên căng thẳng hơn, Adrienne tát vào mặt anh ta và nhấc điện thoại khiến Diego bị kích động.
Anh ta khai rằng đã đấm vào mặt Adrienne, vô tình khiến cô bất tỉnh. Sau đó, bắt chước một bộ phim truyền hình từng xem, anh ta dàn dựng cái chết của nạn nhân giống một vụ tự tử. Diego quen thắt kiểu nút phức tạp vì thường xuyên buộc lợn khi sống ở Ecuador.
Gia đình nạn nhân không tin lời khai của Diego. Họ cho rằng Adrienne không phải kiểu người thích cãi vã, cô sẽ không bao giờ khơi mào tranh chấp với ai.
Cảnh sát cũng nhận thấy câu chuyện của Diego không ăn khớp với các tình tiết, trên giày của Adrienne không có bụi xây dựng cho thấy cô không xuống căn hộ tầng dưới.
Diego bị buộc tội giết người cấp độ hai. Anh ta thỏa thuận nhận tội với công tố viên để được truy tố tội danh nhẹ hơn là ngộ sát cấp độ một. Theo thỏa thuận nhận tội, Diego được yêu cầu thú nhận đầy đủ trước tòa, phải tiết lộ những gì thực sự xảy ra vào ngày 1/11/2006.
Diego rút lại những tuyên bố trước đó rằng Adrienne xuống nhà để phàn nàn về tiếng ồn. Thay vào đó, anh ta thừa nhận nhìn thấy cô trong thang máy và quyết định cướp của vì đang cần tiền để trả cho những kẻ đã giúp anh ta nhập cảnh trái phép vào Mỹ.
Diego bám theo Adrienne lên căn hộ, nhìn thấy chiếc ví trên bàn, định lẻn vào lấy tiền rồi bỏ chạy. Adrienne bắt gặp Diego và đe dọa gọi cảnh sát. Theo lời thú nhận tại phòng xử án, Diego lao tới giật điện thoại, bịt miệng và siết cổ cô trước khi dàn dựng vụ tự tử trong phòng tắm.
Ngày 6/3/2008, Diego bị kết án 25 năm tù, không có cơ hội được ân xá. Anh ta sẽ bị trục xuất về Ecuador sau khi được thả.
Bộ phim cuối cùng của Adrienne, Waitress, gặt hái thành công sau khi trình chiếu tại Liên hoan phim Sundance, được chuyển thể thành nhạc kịch Broadway, giành nhiều giải thưởng như giải Jury Prize tại Liên hoan phim Sarasota, được đề cử Kịch bản hay nhất tại Independent Spirit Awards.
Để tôn vinh Adrienne, Hiệp hội Phê bình phim Nữ giới Mỹ lấy tên cô đặt cho một giải thưởng thường niên dành cho tác phẩm “phản đối bạo lực với phụ nữ mạnh mẽ nhất”.
Tuệ Anh (Theo Oxygen, Nytimes)

Ukraine kêu gọi ông Trump công bố kế hoạch hòa bình

Nhà đầu tư chờ đợi gì ở cuộc họp của Fed?

Nhà máy nhiệt mặt trời tập trung lớn nhất châu Âu

Đấu giá mũ của Michael Jackson khi diễn moonwalk

Klopp lập thêm kỷ lục với Liverpool

Những giải đáp về quyền sở hữu biển số ôtô ‘siêu đẹp’

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Doanh nghiệp thua lỗ vì nông dân hủy cọc bán sầu riêng

Cô gái Việt tốt nghiệp xuất sắc ngành sáng tạo ở Mỹ

Mỹ treo thưởng 25.000 USD để bắt phạm nhân vượt ngục ‘người nhện’

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Thể thao7 ngày trước kia
Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’
-
Pháp luật7 ngày trước kia
Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn
-
Số hóa7 ngày trước kia
Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu
-
Video4 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?
-
Thể thao7 ngày trước kia
Đối thủ của Việt Nam mang hai cầu thủ quá tuổi đến ASIAD 19
-
Giáo dục6 ngày trước kia
Gen Z chia sẻ bí quyết tốt nghiệp đại học sớm
-
Số hóa4 ngày trước kia
Tốc độ 5G trên iPhone 15 Pro nhanh hơn 14 Pro thế nào