Kinh doanh
Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để thiếu điện
Được phát hành
1 tháng trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Thường trực Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan thiếu điện vừa qua để có hình thức xử lý phù hợp.
Yêu cầu này của Thủ tướng Phạm Minh Chính được nêu tại văn bản về đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối 2023 và năm 2024, gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, các tập đoàn EVN, PVN, TKV.
Theo đó, Chính phủ nhận định cung ứng điện giai đoạn cuối mùa khô 2023 vừa qua gặp khó khăn. Khu vực miền Bắc xảy ra tình trạng thiếu điện, phải cắt luân phiên từ cuối tháng 5 đến 22/6. Việc này đã ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân. Vì thế, thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến thiếu điện cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt.
Trước đó, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, miền Bắc thường xuyên bị mất điện. Nguyên nhân là sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trong khi thủy điện, một trong hai nguồn cung chính bị sụt giảm huy động do hạn hán. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp phía Bắc bị cắt điện trong nhiều giờ, liên tục trong tuần.
Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì đợt mất điện vừa qua tại các tỉnh phía Bắc.
Theo World Bank, miền Bắc đang gặp vấn đề về bất cân đối nguồn cung. Do nguồn điện khu vực này lệ thuộc chủ yếu vào thủy và nhiệt điện, chậm đầu tư hệ thống truyền tải, trong khi nhu cầu sử dụng tại miền Bắc tăng nhanh mỗi năm.
Báo cáo gửi Chính phủ cuối tháng 6, EVN cho biết nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc tăng bình quân 10% một năm, tương đương 2.400-2.900 MW. Nhưng các nguồn điện mới dự kiến đưa vào vận hành trong 2024 và 2025 lần lượt 780 MW và 1.620 MW, tức chỉ bằng 30-50% nhu cầu. Do đó, EVN cho rằng cung ứng điện cho miền Bắc tới 2025 vẫn gặp khó khăn, nhất là giai đoạn cuối mùa khô khi mức nước các hồ thủy điện xuống thấp.
EVN cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan trong việc phải tiết giảm điện thời gian qua để rút kinh nghiệm, khắc phục. Tập đoàn này cũng đang tính toán, phân tích kịch bản và nghiên cứu giải pháp để thực hiện tốt hơn cung ứng điện các năm tới.
Về kế hoạch cung ứng điện các tháng cuối năm nay và 2024, Thủ tướng lưu ý cần căn cứ vào tăng trưởng nền kinh tế để dự báo nhu cầu điện sát thực tế và cân đối cung – cầu, huy động nguồn lực của hệ thống (nguồn, lưới truyền tải, phân phối và nhập khẩu) nhằm tối ưu giá sản xuất điện.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chung về chỉ đạo thực hiện kế hoạch cung ứng, vận hành ổn định hệ thống và khắc phục nhanh các sự cố nguồn điện (nhất là nhiệt điện) trong nước. Các tập đoàn EVN, PVN và TKV rà soát, cập nhật kế hoạch này, báo cáo Thủ tướng trong tháng 8.
Bộ này cũng được giao cùng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án đường dây truyền tải 500 kV từ Quảng Trạch tới Phố Nối (Hưng Yên). Dự án này cần hoàn thành trong tháng 6/2024 để tăng năng lực truyền tải từ Nam ra Bắc.
Với các dự án nguồn, lưới điện chậm tiến độ, Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền chế tài xử lý. Trong tháng 8, Bộ này phải báo cáo Chính phủ về sửa Luật Điện lực, trong đó có các quy định về cơ chế, chính sách mua bán điện (gồm mua bán điện trực tiếp – DDPA) với năng lượng tái tạo; cơ chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vận hành của ngành điện theo thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, cạnh tranh, minh bạch.
Bạn có thể thích
-
Vụ ám sát châm ngòi căng thẳng Canada – Ấn Độ
-
Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
-
Ngọc Thúy thừa nhận bán 8 biệt thự trong khối tài sản tranh chấp
-
Hạ Long – Cát Bà được gì sau khi UNESCO vinh danh?
-
Ukraine từ chối nhận lô xe tăng Leopard 1 của Đức
-
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội: Giá điện chưa theo kịp thị trường
Kinh doanh
Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
Được phát hành
2 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
WashingtonĐể triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Thủ tướng đề nghị Bộ Thương mại Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Ngày 19/9, tại thủ đô Washington D.C. (Mỹ), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhân chuyến công du tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Khóa 78.
Trước đề nghị của Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết sẽ thúc đẩy để Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất trong Tuyên bố chung, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế, thương mại và đầu tư.
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, việc Việt – Mỹ xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã tạo xung lực mới và khuôn khổ hợp tác lâu dài cho quan hệ hai nước, mở ra giai đoạn mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
“Bộ Thương mại Mỹ và cá nhân Bộ trưởng Gina Raimondo đã đóng góp thực chất để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước thời gian qua”, ông nói.
Thủ tướng mong muốn Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của nước này làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Ông cũng đề nghị hai bên tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo; thúc đẩy hợp tác chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cho biết các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư. Bà tin tưởng sau khi hoàn tất đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), các doanh nghiệp, quỹ đầu tư sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Mỹ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, nông sản, hoa quả tươi. Ông muốn hai bên hợp tác để giữ thương mại hai chiều tăng trưởng như những năm qua, xem xét thỏa đáng lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, không dùng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt trên cơ sở bảo đảm cân bằng, bình đẳng, cùng có lợi.
Chiều ngày cùng ngày, tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên tích cực phối hợp để nhanh chóng hiện thực hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Hai bên tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo; đề nghị Mỹ hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng chuỗi cung ứng liên quan đến chíp bán dẫn.
Đại diện Thương mại Mỹ khẳng định nước này luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Bà Katherine Tai mong muốn Việt Nam tiếp tục tham gia ủng hộ nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) nhằm mang lại lợi ích chung cho các nước và người dân trong khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tối 19/9 (sáng 20/9 giờ Hà Nội) đến New York để tham gia các phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Đây là hoạt động trong chuyến công tác tại Mỹ ngày 17-23/9 của Thủ tướng, diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden.
Kinh doanh
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội: Giá điện chưa theo kịp thị trường
Được phát hành
5 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Cơ chế giá bán lẻ điện hiện không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu, khan hiếm cung – cầu và chính sách về giá còn bộc lộ bất cập, theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội.
Nội dung này được đề cập tại báo cáo thẩm tra của các Ủy ban thuộc Quốc hội về thực hiện nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ.
Giá điện hiện được điều chỉnh theo Quyết định 24/2017, với hai cơ chế gồm hằng năm và trong năm. Cơ chế hằng năm điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào tất cả khâu (phát điện, truyền tải, phân phối – bán lẻ điện, điều hành, quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) và trong năm khi có biến động đầu vào ở khâu phát điện.
Khi các thông số đầu vào làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với hiện hành sẽ được xem xét điều chỉnh tăng (nếu giảm thì điều chỉnh giảm) 6 tháng một lần. Các quyết định điều chỉnh giá điện đều báo cáo Thủ tướng xem xét, có ý kiến, theo Quyết định 24.
Giá mặt hàng này được nhà chức trách giữ ổn định trong giai đoạn Covid-19 (2020-2022). Gần nhất tăng thêm 3% từ 4/5/2023, mức thấp nhất theo Quyết định 24, lên 1.920,37 đồng một kWh, để giảm tác động tới nền kinh tế và giải quyết một phần khó khăn tài chính, dòng tiền của EVN. Năm ngoái, tập đoàn này ghi nhận lỗ hơn 26.200 tỷ đồng do giá nhiên liệu sản xuất tăng làm chi phí mua điện của tập đoàn này tăng. Và nửa đầu năm nay, EVN lỗ hơn 35.400 tỷ đồng, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Khi thẩm tra, các Ủy ban của Quốc hội nhận xét cơ chế giá bán lẻ điện hiện nay chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường. “Giá mặt hàng này cũng không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung – cầu điện, chưa được hình thành theo từng khu vực địa lý”, báo cáo nêu.
Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) vẫn chưa hoàn thiện. Và các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT” gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.
Bên cạnh đó, chính sách về giá điện còn bất cập. Chẳng hạn, hiện chưa có quy định về giá phân phối điện sẽ do Nhà nước điều tiết tương tự giá truyền tải hay không; vấn đề tính đúng, đủ và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực. Cũng theo các cơ quan thẩm tra, thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện và vấn đề trong điều hành cũng chưa hợp lý.
Góp ý thêm, Ủy ban Kinh tế đề nghị hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện phù hợp thực tế. Việc điều chỉnh giá phải bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.
Chính phủ cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá điện, trong đó có thể tính thêm khoản lỗ sản xuất kinh doanh, chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá điện.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng giá điện cần tính đủ chi phí sản xuất nếu muốn có nền kinh tế chuyển đổi xanh, tăng năng lượng tái tạo. Việc tăng giá, theo ông, có thể kéo theo phản ứng tiêu cực trong xã hội, nhưng “không thể nào phát triển năng lượng tái tạo mà không có lộ trình tăng giá điện ở mức đủ hấp dẫn đầu tư”.
Về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện, Thường trực Ủy ban Kinh tế lưu ý phải đẩy nhanh triển khai các giải pháp cần thiết để bảo đảm cung ứng điện mùa khô cuối năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới đang triển khai để kịp thời đưa vào vận hành. Chính phủ cần sớm đưa ra cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp.
Tháng 7, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tới 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII), nhưng kế hoạch thực hiện quy hoạch này hiện chưa được ban hành.
Theo các cơ quan thẩm tra, Quy hoạch điện VIII ban hành chậm hơn 2 năm so với yêu cầu tại Nghị quyết 134. Việc này đã ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2021-2030), và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025). Các cơ quan của Quốc hội “giục” Chính phủ sớm ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó nêu cụ thể quy mô công suất, tiến độ các dự án theo từng địa phương… để làm căn cứ thực hiện quy hoạch.
Kinh doanh
Người Việt chi hơn 33 triệu USD mua tôm hùm Australia
Được phát hành
8 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
7 tháng, người Việt chi 51,5 triệu đôla Australia (33,3 triệu USD) để mua tôm hùm nước này, tăng hơn 138% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin trên được bà Rebecca Ball – Tham Tán Thương Mại và Đầu tư cấp cao Chính Phủ Australia – chia sẻ tại sự kiện tôm hùm Đông Australia lần đầu nhập chính ngạch vào Việt Nam, chiều 19/9.
Theo bà Rebecca Ball, các sản phẩm hải sản của nước này ngày càng được người Việt Nam ưa chuộng. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, tổng giá trị hải sản xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam đạt khoảng 65 triệu đôla Australia. Trong đó́, tôm hùm chiếm hơn 79%, tương đương 51,5 triệu đôla Australia (khoảng 33,3 triệu USD), tăng hơn 138%, tức gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia, xuất chính ngạch lô tôm hùm Đông Australia đầu tiên vào Việt Nam trong tháng 9 là bước đệm giúp kim ngạch xuất khẩu hải sản của nước này tăng trong những tháng cuối năm. Trước đó, tôm hùm Tây và Nam Australia vào Việt Nam cũng đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Là đơn vị nhập khẩu hải sản chính ngạch, ông Trần Văn Trường – CEO Hải sản Hoàng Gia – cho biết công ty nhập lô đầu tiên khoảng 500 con tôm hùm Đông Australia.
Theo ông, đây là loại tôm có hình dáng khác biệt với hàng từ Tây và Nam Australia vì chúng có chân đỏ, thân xanh. Do ở vùng biển có độ mặn cao và địa hình khắc nghiệt nên loại này có thịt chắc và thân hình lớn hơn so với tôm ở vùng khác.
Cùng với tôm hùm Australia, các sản phẩm rau củ quả, sữa, rượu, thịt và hải sản cao cấp của nước này cũng sẽ được giới thiệu ở Việt Nam nhiều hơn trong tháng 9. Tại chương trình giới thiệu về giáo dục và ẩm thực Australia ở TP HCM, các doanh nghiệp hai bên cho biết sẽ tìm hiểu và thúc đẩy thêm cơ hội hợp tác.
Năm 2022, tổng giá trị thương mại song phương của Việt Nam và Australia đạt gần 15,7 tỷ USD, tăng hơn 26% so với năm 2021. Sự tăng trưởng này đã đưa Australia lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam trở thành đối tác thương mại quan trọng thứ 10 của Australia.
Thi Hà

Vụ ám sát châm ngòi căng thẳng Canada – Ấn Độ

Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Hứa Vĩ Văn triển lãm 20 bức họa ‘Vùng vênh’

Chủ tịch Tottenham: ‘Bổ nhiệm Mourinho, Conte là sai lầm’

Ngọc Thúy thừa nhận bán 8 biệt thự trong khối tài sản tranh chấp

Chọn ngành Tài chính ngân hàng hay Toán kinh tế?

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Doanh nghiệp thua lỗ vì nông dân hủy cọc bán sầu riêng

Cô gái Việt tốt nghiệp xuất sắc ngành sáng tạo ở Mỹ

Mỹ treo thưởng 25.000 USD để bắt phạm nhân vượt ngục ‘người nhện’

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Thể thao7 ngày trước kia
Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’
-
Pháp luật7 ngày trước kia
Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn
-
Số hóa7 ngày trước kia
Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu
-
Video4 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?
-
Giáo dục6 ngày trước kia
Gen Z chia sẻ bí quyết tốt nghiệp đại học sớm
-
Thế giới7 ngày trước kia
Lũ quét Libya ‘như đợt sóng thần cao 7 m’
-
Kinh doanh7 ngày trước kia
EVN kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân để thiếu điện