Kết nối với chúng tôi

Kinh doanh

Sự trở lại của Trump liệu có giúp X khởi sắc

Được phát hành

on

Việc cựu Tổng thống Mỹ đăng bài trên X sau hơn 2 năm bị khóa tài khoản có thể là bước ngoặt cho nền tảng này sau nhiều tháng hỗn loạn.

Donald Trump hôm 24/8 đăng bài lần đầu tiên kể từ tháng 1/2021 – khi ông bị khóa tài khoản sau vụ bạo loạn tại Quốc hội Mỹ. Ông đã đăng ảnh hồ sơ nhà tù sau khi ra trình diện tại bang Georgia với hơn 20 cáo buộc sau cuộc bầu cử năm 2020. Trump cũng đăng kèm một đường link để gây quỹ cho chiến dịch tranh cử.

9 tháng sau khi được khôi phục tài khoản trên X (trước đây là Twitter), Trump mới trở lại với mạng xã hội từng là công cụ giao tiếp ưa thích một thời của ông. Sự quay lại của Trump có thể là bước ngoặt với X sau nhiều tháng hỗn loạn.

Trump hiện có gần 87 triệu người theo dõi. Con số này có thể còn tăng thêm trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Ông chủ X Elon Musk dường như hoan nghênh sự trở lại của Trump. Musk đến nay vẫn luôn khuyến khích các chính trị gia và người của công chúng đăng bài trên X để cải thiện số lượng người dùng. Ông chia sẻ bài đăng của Trump và viết: “Lên level”. Sau đó, Musk còn bình luận: “lượng tiếp cận bài viết của ông thật đáng kinh ngạc.”

Nếu Trump quyết định đăng bài thường xuyên trên X, đây sẽ là cú hích lớn cho nền tảng này trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao. Sau các chính sách gây tranh cãi của Musk, nhiều nền tảng tương tự Twitter đã xuất hiện, trong đó có Threads của Meta. Theo hãng dữ liệu Similarweb, tuần giữa tháng 7, lưu lượng truy cập X giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm trước đó.

Các thay đổi của Musk cũng khiến nhiều doanh nghiệp phật ý và rút quảng cáo khỏi nền tảng này. Quảng cáo hiện vẫn là mảng kinh doanh cốt lõi của X.

Khi còn làm Tổng thống, mỗi bài đăng của Trump trên Twitter thời đó đều làm rung chuyển thị trường, khuấy động giới truyền thông. Điều này có lợi cho Twitter khi thu hút lượng lớn người truy cập nền tảng. Dù sau khi bị khóa tài khoản, Trump hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội do chính ông lập ra – Truth Social, X vẫn sẽ giúp ông tiếp cận lượng người xem lớn hơn cho chiến dịch tranh cử.

“Sự trở lại của Trump sẽ có tác động tích cực với X đúng thời điểm nền tảng này cần lượng truy cập”, Tom Forte – nhà phân tích tại D.A. Davidson cho biết hôm 25/8. Việc này có thể giúp X thu hút các khách hàng quảng cáo quay lại.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến nhiều khách hàng khác lo ngại, rằng quảng cáo của họ sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung tiêu cực, tranh cãi. Musk đã giảm mức độ kiểm duyệt trên nền tảng này.

Tháng trước, Musk cho biết công ty này vẫn có dòng tiền âm, do doanh thu mảng quảng cáo cốt lõi giảm 50%. Dù vậy, vài tuần sau đó, CEO Linda Yaccarino cho biết họ đã “gần hòa vốn”.

Các lãnh đạo của X cho biết các khách quảng cáo đang quay lại, nhờ chính sách kiểm soát an toàn thương hiệu mới. Tuy nhiên, ít nhất hai thương hiệu gần đây đã dừng quảng cáo trên nền tảng này khi thấy sản phẩm của họ xuất hiện bên cạnh một tài khoản ủng hộ chủ nghĩa phát xít. X sau đó đã treo tài khoản này và cho biết lượng tiếp cận quảng cáo từ trang này là không đáng kể.

Trong quá khứ, Twitter khá nhẹ tay với việc kiểm soát tài khoản của Trump. Forte cho biết ông sẽ theo dõi sát ảnh hưởng từ việc Trump quay trở lại với mảng quảng cáo của Twitter. “Việc này có thể có tác động tích cực, nhưng vẫn có rủi ro rằng các phát ngôn gây tranh cãi có thể kìm hãm doanh số quảng cáo”, ông nói.

Hiện cũng chưa rõ liệu ông Trump có thực sự sẽ hoạt động tích cực trên X sau bài đăng hôm 24/8 hay không. Vì nội dung này nhằm mục đích gây quỹ và cũng tương tự những gì ông đăng trên Truth Social. Sau khi Facebook khôi phục tài khoản cho Trump đầu năm nay, nhiều bài đăng của ông trên này cũng chỉ nhằm gây quỹ cho chiến dịch tranh cử.

Bên cạnh đó, sau khi đăng bài trên X, Trump vẫn quay về mạng xã hội do ông lập ra. “Tôi yêu Truth Social. Đây là nhà của tôi”, ông viết.

Hà Thu (theo CNN)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kinh doanh

Sắt thép nhập từ Anh tăng 12 lần trong tháng 8

Được phát hành

on

Tháng 8, Việt Nam nhập khẩu hơn 1.000 tấn sắt thép các loại từ Anh, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh mặt hàng này rẻ kỷ lục.

Anh là thị trường có mức tăng trưởng nhảy vọt về nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong khối EU. Số liệu Hải quan cho thấy tháng 8, Việt Nam nhập khẩu 1.011 tấn sắt thép các loại từ Anh, trị giá 487.224 USD, tăng 12 lần về lượng và tăng hơn gấp đôi về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, Việt Nam chi ra hơn 1,3 triệu USD nhập 2.155 tấn sắt thép từ thị trường này, tăng 240% về lượng nhưng giảm 16,3% về giá trị.

Sở dĩ giá trị giảm do giá thép nhập khẩu từ Anh giảm kỷ lục. Bình quân 8 tháng, giá thép đạt 613,6 USD một tấn, giảm hơn 75% so với cùng kỳ 2022.

Ngoài thị trường Anh, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp sắt thép lớn nhất cho Việt Nam, chiếm hơn 57% tỷ trọng. Trong tháng 8, Việt Nam nhập từ nước này hơn 834.000 tấn sắt thép các loại, tương đương hơn 536 triệu USD, lần lượt tăng trên 140% và 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Trung Quốc xuất sang Việt Nam hơn 4,5 triệu tấn trị giá 3,3 tỷ USD. Theo sau là Nhật Bản chiếm 16,1%, Hàn Quốc 8,9%.

Lũy kế 8 tháng, Việt Nam chi 6,5 tỷ USD để nhập 7,9 triệu tấn sắt thép các loại, giảm 3,3% về lượng và hơn 26% về trị giá so với cùng kỳ 2022.

Theo các chuyên gia, quý IV, việc đẩy mạnh đầu tư công, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, dự án nhà ở xã hội sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ sắt thép trong nước tăng cao.

Hồng Châu


Tiếp tục đọc

Kinh doanh

Lợi nhuận Geleximco giảm 95%

Được phát hành

on

Nửa đầu năm nay, Tập đoàn Geleximco chỉ lãi gần 16 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ 2022.

Thông tin này vừa được Tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền cho biết trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Nửa đầu năm nay, Tập đoàn Geleximco lãi sau thuế 15,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 337 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận kỳ này của Geleximco giảm 95% so với cùng kỳ 2022.

Đến hết 30/6, vốn chủ sở hữu của tập đoàn này khoảng 12.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kỳ trước. Nợ phải trả của Geleximco cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái với khoảng 28.180 tỷ đồng. Trong đó, công ty nợ trái phiếu hơn 4.600 tỷ đồng, giảm hơn 440 tỷ đồng so với tháng 6/2022.

Từ 11/5-5/6, theo HNX, Geleximco đã 6 lần mua lại trước hạn 259 tỷ đồng với một lô trái phiếu được phát hành cuối năm 2021. Hiện tại, công ty này còn 4 lô trái phiếu lưu hành trên thị trường.

Tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Geleximco ra đời năm 1993 với vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng. Đến nay, Geleximco đã trở thành một tập đoàn đa ngành, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. Công ty đang kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính gồm sản xuất công nghiệp, tài chính ngân hàng, bất động sản và thương mại, dịch vụ.

Trong lĩnh vực bất động sản, Geleximco đã phát triển nhiều dự án lớn như khu đô thị thành phố giao lưu ở đường Phạm Văn Đồng, khu đô thị Gelexia Riverside, khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), khu du lịch quốc tế Đồi Rồng ở Đồ Sơn (Hải Phòng).

Geleximco cũng là cổ đông sáng lập, đồng sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình.

Năm ngoái, Geleximco đã ký thỏa thuận thuê 50 ha đất tại khu công nghiệp Tiền Hải, Thái Bình để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô. Tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền dự kiến đầu tư 800 triệu USD (gần 19.000 tỷ đồng) vào nhà máy này. Trong đó, giai đoạn I dự kiến vận hình từ quý III/2024, công suất 50.000 xe mỗi năm.

Anh Tú


Tiếp tục đọc

Kinh doanh

Mỳ gói Việt Nam, Thái Lan hút hàng ở Nhật Bản

Được phát hành

on

Sau khi được biết đến nhiều từ đại dịch, mỳ gói nhập từ Việt Nam và Thái Lan ngày càng được người Nhật chuộng.

Tại chợ thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo (Tokyo), mỳ ăn liền có in chữ nước ngoài trên bao bì được đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào. “Khoảng 80% khách hàng mua mỳ ăn liền”, quản lý một cửa hàng cho biết.

Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nhập khẩu mỳ gói từ các khu vực khác ở châu Á đạt khoảng 8,6 tỷ yen (57,6 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) vào năm 2022, gấp 3,1 lần so với năm 2017.

Khoảng 80% lượng nhập khẩu đến từ Hàn Quốc, bao gồm cả món Shin Ramyun cay của Nongshim. Mỳ gói đến từ Đông Nam Á đang có mức tăng trưởng đáng kể. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt tổng cộng khoảng 500 triệu yen (3,35 triệu USD) vào năm 2022, gấp 5,6 lần năm 2017. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan tăng gần gấp đôi, lên 510 triệu yen (3,41 triệu USD).

Mỳ ăn liền ra đời ở Nhật Bản cách đây sáu thập kỷ và ngày càng phổ biến toàn cầu. Những năm gần đây, bên cạnh hàng nội địa và Hàn Quốc, mỳ gói nhập từ Đông Nam Á ngày càng được ưa chuộng. Một phần nguyên nhân là Covid-19 khiến người Nhật không thể du lịch nước ngoài. Khi ấy, họ quyết định mua mỳ gói của Việt Nam hoặc Thái Lan để trải nghiệm chỉ sau 5 phút chế biến.

Nhận thấy các hương vị đến từ Đông Nam Á được đón nhận, các công ty Nhật Bản sản xuất mỳ ăn liền ở nước ngoài đã bắt đầu nhập sản phẩm vào Nhật Bản sau thời gian chỉ bán tại thị trường đặt nhà máy.

Acecook vào Việt Nam vào năm 1993 và hiện là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất ở đây, với thị phần khoảng 40%. Từ năm 2018, họ bắt đầu nhập khẩu và bán đầy đủ dải sản phẩm mì Hảo Hảo được sản xuất tại Việt Nam tại Nhật Bản.

Công ty ban đầu nhắm đến việc bán cho người Việt Nam sống ở Nhật Bản, nhưng người Nhật cũng bắt đầu mua Hảo Hảo. Đến năm 2022, doanh thu hàng năm đã tăng ba lần. Gần đây, công ty nhận được thêm nhiều yêu cầu nhập mỳ gói từ các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn.

“Nhu cầu đối với thực phẩm châu Á đích thực đang tăng lên thay vì các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Nhật”, đại diện Acecook cho biết. Sau sự nổi tiếng của Hảo Hảo, công ty sẽ bắt đầu nhập mỳ gói thương hiệu “Mì Lẩu Thái” từ tháng 11.

Trước đó, vào tháng 7, Nissin Foods tung ra thị trường Nhật Bản mỳ gói hương vị súp Tom Yum do công ty con tại Thái Lan sản xuất. “Chúng tôi lấy ý tưởng từ việc mỳ gói của các nhà sản xuất Thái Lan được bán ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu hoặc trên các trang mua sắm online ở Nhật Bản”, Đại diện công ty nói.

Hồi tháng 4, Ajinomoto cũng đã bán mỳ YumYum có hương vị Tom Yum trong một thời gian nhất định ở thị trường Nhật Bản. Sản phẩm này do công ty con tại Thái Lan sản xuất. Ở Thái Lan, YumYum chiếm hơn 20% thị phần. Sau đợt thăm dò, Ajinomoto đang xem xét bán sản phẩm này quanh năm tại Nhật Bản.

Hạn chế đi lại trong đại dịch đã đẩy nhu cầu mỳ ăn liền toàn cầu lên mức kỷ lục 121,2 tỷ gói vào năm 2022, tăng 2,6% so với năm 2021, theo số liệu của Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới. Thị trường Trung Quốc – Hong Kong vẫn giữ vị trí dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.

Mỳ ăn liền được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958. Momofuku Ando, Nhà sáng lập Nissin Foods, nảy ra ý tưởng này khi đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực sau Thế chiến II.

Đến năm 1971, công ty này ra mắt sản phẩm mỳ ly đầu tiên trên thế giới. Khi có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng thị trường, mỳ gói nói chung, bao gồm sản phẩm gói và ly, đã lan rộng khắp thế giới.

Phiên An (thei Nikkei)


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng