Kinh doanh
Nhiều nhóm ngành tỷ USD đồng loạt hạ mục tiêu xuất khẩu
Được phát hành
2 tháng trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho tại các nước nhập khẩu cao khiến nhiều ngành hạ chỉ tiêu xuất khẩu năm nay.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thuỷ và lâm sản giảm mạnh nhất, lần lượt đạt 4,95 tỷ USD và 7,79 tỷ USD, giảm hơn 25% so với cùng kỳ 2022.
Trước bối cảnh khó khăn, Vinacas vừa đề nghị điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm nay xuống 3,05 tỷ USD. Trước đó, hiệp hội này cũng xin hạ kim ngạch xuất khẩu từ 3,8 tỷ USD xuống 3,1 tỷ USD, theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tương tự, nhóm lâm sản dù kỳ vọng xuất khẩu thu về 18 tỷ USD, giá nguyên liệu gỗ và sản phẩm từ gỗ đang giảm mạnh nên cũng hạ mục tiêu còn 14 tỷ USD.
Với thuỷ sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đã hạ mục tiêu xuất khẩu năm nay thấp hơn nhiều so với 2022. Hai kịch bản được đưa ra. Nếu 5 tháng cuối năm, điều kiện thuận lợi, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ đạt trên 9 tỷ USD, giảm 15-16% so với năm 2022. Ở kịch bản kém lạc quan, xuất khẩu có thể chỉ mang về 8,5-8,7 tỷ USD.
Các nhóm ngành hạ chỉ tiêu xuất khẩu là do sức tiêu thụ hàng hoá trên toàn cầu còn nhiều bất ổn. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA cho biết mùa Thu, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ và nội thất tại thị trường Mỹ, châu Âu khá thấp. Trong khi đó, ảnh hưởng của đồng euro tăng cao khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó về nguyên liệu. Xu hướng tiêu dùng của người dân châu Âu có nhiều điều chỉnh nên nhu cầu cũng thấp hơn so với cùng kỳ.
Chia sẻ với VnExpress, các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết nhu cầu tiêu thụ trên thế giới đối với hạt điều đang chậm lại. Nguồn cung nguyên liệu từ các nước châu Phi đang tiến dần đến việc tự sản xuất chế biến nhân điều. Do đó, nguồn nguyên liệu châu Phi nhập về Việt Nam thường là điều thô phẩm cấp thấp. Doanh nghiệp nhập hàng lưu kho thời gian dài sẽ ảnh hưởng chất lượng.
Với nhóm ngành thuỷ sản, các doanh nghiệp nhìn nhận đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc giảm 20-30% so với cùng kỳ 2022. Hiện, chi phí đầu vào cao, giá bán sản phẩm thấp khiến nông dân bỏ ao. Điều này khiến nguồn cung giảm, hoạt động xuất khẩu lao dốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang rà soát lại chi phí sản xuất nên không mở rộng đầu tư vào thị trường xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản khác chọn cách tìm chỗ đứng ở thị trường nội địa để giảm chi phí.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký VASEP khuyên các doanh nghiệp thủy sản cần giữ liên hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, giữ được các thị trường có nhu cầu lớn. Từ nay đến cuối năm, cần quan tâm tới Trung Quốc, bởi đây là thị trường phục hồi nhanh.
VASEP cũng cho rằng, Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, được dự đoán sẽ phục hồi những tháng cuối năm khi nhu cầu dịp lễ tăng. Với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, dự báo tăng nhẹ trở lại vào đầu quý IV.
Nói tại họp báo thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến khuyên các doanh nghiệp chủ động cân đối nguồn nguyên liệu và tài chính để giữ khách hàng truyền thống; điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội ưu đãi thuế quan của các hiệp định thương mại tự do để giữ vị thế cạnh tranh.
Năm nay, Bộ này kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu ngành nông nghiệp 54-55 tỷ USD có thể hoàn thành nếu hai ngành chủ lực là lâm nghiệp và thủy sản lấy lại được đà tăng nửa cuối năm.
Dù chỉ còn 5 tháng, Bộ cho rằng thị trường có dấu hiệu ấm lên – châu Á ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ 2,3%. Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới nông lâm thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt nông sản là mặt hàng được nước này tăng mua.
Đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán SSI cho rằng các công ty kinh doanh xuất khẩu thủy sản sẽ bắt đầu ghi nhận mức lợi nhuận cải thiện nửa cuối năm, nhờ chi phí nguyên liệu và vận chuyển giảm. Công ty này kỳ vọng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Mỹ sẽ ghi nhận mức lợi nhuận quý III giảm nhẹ hoặc đi ngang so với cùng kỳ và tăng trưởng lợi nhuận dương từ quý IV.
Thi Hà
Bạn có thể thích
-
Thi thể trẻ sơ sinh trong túi nylon nghi là con của nữ sinh 21 tuổi
-
Thủ thuật ‘đánh kính’ lừa người mua điện thoại cũ
-
Ba bài học giúp Microsoft không đi vào vết xe đổ của Kodak, BlackBerry
-
Cha bé gái 3 tuổi: ‘Kẻ bắt cóc là bạn thân của tôi’
-
Nhập nhèm các khoản thu đầu năm học
-
Lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật ngăn chính phủ đóng cửa
Kinh doanh
Lợi nhuận Geleximco giảm 95%
Được phát hành
2 giờ trước kiaon
Tháng Mười 4, 2023Qua
Phòng Tin tức
Nửa đầu năm nay, Tập đoàn Geleximco chỉ lãi gần 16 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ 2022.
Thông tin này vừa được Tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền cho biết trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nửa đầu năm nay, Tập đoàn Geleximco lãi sau thuế 15,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 337 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận kỳ này của Geleximco giảm 95% so với cùng kỳ 2022.
Đến hết 30/6, vốn chủ sở hữu của tập đoàn này khoảng 12.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kỳ trước. Nợ phải trả của Geleximco cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái với khoảng 28.180 tỷ đồng. Trong đó, công ty nợ trái phiếu hơn 4.600 tỷ đồng, giảm hơn 440 tỷ đồng so với tháng 6/2022.
Từ 11/5-5/6, theo HNX, Geleximco đã 6 lần mua lại trước hạn 259 tỷ đồng với một lô trái phiếu được phát hành cuối năm 2021. Hiện tại, công ty này còn 4 lô trái phiếu lưu hành trên thị trường.
Tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Geleximco ra đời năm 1993 với vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng. Đến nay, Geleximco đã trở thành một tập đoàn đa ngành, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. Công ty đang kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính gồm sản xuất công nghiệp, tài chính ngân hàng, bất động sản và thương mại, dịch vụ.
Trong lĩnh vực bất động sản, Geleximco đã phát triển nhiều dự án lớn như khu đô thị thành phố giao lưu ở đường Phạm Văn Đồng, khu đô thị Gelexia Riverside, khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), khu du lịch quốc tế Đồi Rồng ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Geleximco cũng là cổ đông sáng lập, đồng sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình.
Năm ngoái, Geleximco đã ký thỏa thuận thuê 50 ha đất tại khu công nghiệp Tiền Hải, Thái Bình để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô. Tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền dự kiến đầu tư 800 triệu USD (gần 19.000 tỷ đồng) vào nhà máy này. Trong đó, giai đoạn I dự kiến vận hình từ quý III/2024, công suất 50.000 xe mỗi năm.
Anh Tú
Kinh doanh
Mỳ gói Việt Nam, Thái Lan hút hàng ở Nhật Bản
Được phát hành
5 giờ trước kiaon
Tháng Mười 4, 2023Qua
Phòng Tin tức
Sau khi được biết đến nhiều từ đại dịch, mỳ gói nhập từ Việt Nam và Thái Lan ngày càng được người Nhật chuộng.
Tại chợ thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo (Tokyo), mỳ ăn liền có in chữ nước ngoài trên bao bì được đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào. “Khoảng 80% khách hàng mua mỳ ăn liền”, quản lý một cửa hàng cho biết.
Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nhập khẩu mỳ gói từ các khu vực khác ở châu Á đạt khoảng 8,6 tỷ yen (57,6 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) vào năm 2022, gấp 3,1 lần so với năm 2017.
Khoảng 80% lượng nhập khẩu đến từ Hàn Quốc, bao gồm cả món Shin Ramyun cay của Nongshim. Mỳ gói đến từ Đông Nam Á đang có mức tăng trưởng đáng kể. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt tổng cộng khoảng 500 triệu yen (3,35 triệu USD) vào năm 2022, gấp 5,6 lần năm 2017. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan tăng gần gấp đôi, lên 510 triệu yen (3,41 triệu USD).
Mỳ ăn liền ra đời ở Nhật Bản cách đây sáu thập kỷ và ngày càng phổ biến toàn cầu. Những năm gần đây, bên cạnh hàng nội địa và Hàn Quốc, mỳ gói nhập từ Đông Nam Á ngày càng được ưa chuộng. Một phần nguyên nhân là Covid-19 khiến người Nhật không thể du lịch nước ngoài. Khi ấy, họ quyết định mua mỳ gói của Việt Nam hoặc Thái Lan để trải nghiệm chỉ sau 5 phút chế biến.
Nhận thấy các hương vị đến từ Đông Nam Á được đón nhận, các công ty Nhật Bản sản xuất mỳ ăn liền ở nước ngoài đã bắt đầu nhập sản phẩm vào Nhật Bản sau thời gian chỉ bán tại thị trường đặt nhà máy.
Acecook vào Việt Nam vào năm 1993 và hiện là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất ở đây, với thị phần khoảng 40%. Từ năm 2018, họ bắt đầu nhập khẩu và bán đầy đủ dải sản phẩm mì Hảo Hảo được sản xuất tại Việt Nam tại Nhật Bản.
Công ty ban đầu nhắm đến việc bán cho người Việt Nam sống ở Nhật Bản, nhưng người Nhật cũng bắt đầu mua Hảo Hảo. Đến năm 2022, doanh thu hàng năm đã tăng ba lần. Gần đây, công ty nhận được thêm nhiều yêu cầu nhập mỳ gói từ các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn.
“Nhu cầu đối với thực phẩm châu Á đích thực đang tăng lên thay vì các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Nhật”, đại diện Acecook cho biết. Sau sự nổi tiếng của Hảo Hảo, công ty sẽ bắt đầu nhập mỳ gói thương hiệu “Mì Lẩu Thái” từ tháng 11.
Trước đó, vào tháng 7, Nissin Foods tung ra thị trường Nhật Bản mỳ gói hương vị súp Tom Yum do công ty con tại Thái Lan sản xuất. “Chúng tôi lấy ý tưởng từ việc mỳ gói của các nhà sản xuất Thái Lan được bán ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu hoặc trên các trang mua sắm online ở Nhật Bản”, Đại diện công ty nói.
Hồi tháng 4, Ajinomoto cũng đã bán mỳ YumYum có hương vị Tom Yum trong một thời gian nhất định ở thị trường Nhật Bản. Sản phẩm này do công ty con tại Thái Lan sản xuất. Ở Thái Lan, YumYum chiếm hơn 20% thị phần. Sau đợt thăm dò, Ajinomoto đang xem xét bán sản phẩm này quanh năm tại Nhật Bản.
Hạn chế đi lại trong đại dịch đã đẩy nhu cầu mỳ ăn liền toàn cầu lên mức kỷ lục 121,2 tỷ gói vào năm 2022, tăng 2,6% so với năm 2021, theo số liệu của Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới. Thị trường Trung Quốc – Hong Kong vẫn giữ vị trí dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.
Mỳ ăn liền được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958. Momofuku Ando, Nhà sáng lập Nissin Foods, nảy ra ý tưởng này khi đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực sau Thế chiến II.
Đến năm 1971, công ty này ra mắt sản phẩm mỳ ly đầu tiên trên thế giới. Khi có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng thị trường, mỳ gói nói chung, bao gồm sản phẩm gói và ly, đã lan rộng khắp thế giới.
Phiên An (thei Nikkei)
Kinh doanh
Ba bài học giúp Microsoft không đi vào vết xe đổ của Kodak, BlackBerry
Được phát hành
8 giờ trước kiaon
Tháng Mười 4, 2023Qua
Phòng Tin tức
Microsoft cũng từng tự mãn trên ngôi vị công ty giá trị nhất hành tinh nhưng đã kịp tỉnh lại đúng lúc để không lụi tàn như Kodak hay BlackBerry.
“Giống như những năm 1990 đang quay trở lại”, Satya Nadella, CEO Microsoft nói trong buổi ra mắt sản phẩm mới ở New York hôm 21/9. Những năm 90 từng là thời huy hoàng của gã khổng lồ phần mềm Mỹ. Khi ấy, hệ điều hành Windows phổ biến khắp máy vi tính toàn cầu, giúp lợi nhuận tăng vọt và doanh thu thường xuyên tăng hơn 30% mỗi năm.
Nhờ thế, trong một thời gian, Microsoft trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Nhưng thành công lại sinh ra sự tự mãn, theo Economist. Đến đầu những năm 2010, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại, tỷ suất lợi nhuận cũng giảm.
Thêm một thập kỷ trôi qua, vào những năm 2020, Microsoft tìm được một thời kỳ hoàng kim mới. Lần này, CEO Nadella đặt cược trọng tâm vào điện toán đám mây thay vì Windows như xưa. Điều này giúp Microsoft cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Biên lợi nhuận hoạt động từ mức 29% năm 2014 đã tăng lên 43%, cao nhất trong 50 công ty phi tài chính lớn nhất nước Mỹ tính theo doanh thu.
Các nhà đầu tư có vẻ hạnh phúc. Kể từ khi triển vọng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn gây ra đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ vào tháng 11/2021, giá cổ phiếu của Microsoft đã đánh bại tất cả đối thủ lớn, ngoại trừ Apple. Khép phiên giao dịch ngày 29/9, vốn hóa của Microsoft đạt 2.350 tỷ USD, giá trị thứ hai thế giới sau Apple với vốn hóa 2.680 tỷ USD.
Giờ đây, ông Nadella đang tiến hành một cuộc tái tổ chức táo bạo khác, lần này là về trí tuệ nhân tạo (AI). Phần lớn nhờ khoản đầu tư vào OpenAI, công ty khởi nghiệp sở hữu ChatGPT. Chiến lược này giúp Microsoft đã trở thành công ty cung cấp các công cụ AI, khi mà mới một năm trước hầu hết người quan sát đều cho rằng dẫn dắt cuộc chơi này sẽ là Alphabet – công ty mẹ của Google hoặc Meta – công ty mẹ của Facebook.
Có triển vọng rằng, AI có thể đưa Microsoft vươn cao hơn nữa, giúp hãng này giành lại ngôi vị công ty lớn nhất thế giới từ tay Apple, theo Economist. Và hành trình tìm lại ngôi vương của Microsoft mang lại 3 bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.
Đầu tiên là sự cảnh giác. Khi Steve Ballmer tiếp quản Microsoft từ Bill Gates vào năm 2000, Windows là thứ bất khả xâm phạm. Kết quả là Microsoft đã không khai thác được những thay đổi lớn trong công nghệ, chẳng hạn sự xuất hiện của điện thoại thông minh và điện toán đám mây.
Điều này có thể dễ dàng khiến họ đi vào con đường lụi tàn như Kodak hay BlackBerry. Nhưng kịp thời, khi tiếp quản ghế CEO, Nadella nhận thức sâu sắc về tình trạng tụt hậu của công ty. Từ đó, Microsoft hết sức để ý trước những công nghệ mới đầy hứa hẹn. Tâm thế đó giúp họ nhanh chóng để mắt đến AI.
Bài học thứ hai là các doanh nghiệp không cần phải tự phát minh. Microsoft rất thành thạo trong việc tìm ra cách tổng hợp và bán các công nghệ được tạo ra bởi người khác. Tại sự kiện mới đây ở New York, họ ra mắt “Copilots”, trợ lý AI giống như ChatGPT, ứng dụng cho nhiều dịch vụ phần mềm khác nhau. Cốt lõi trong chiến lược này là khả năng kết hợp các công cụ của OpenAI với lĩnh vực điện toán đám mây của công ty.
Microsoft hiện cũng muốn áp dụng công thức tương tự vào hoạt động kinh doanh game của mình. Sở hữu Xbox, họ có kế hoạch kết hợp công nghệ đám mây với lĩnh vực kinh doanh game và chuyên môn của Activision Blizzard – một trong các công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới. Gần đây, các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu đã “bật đèn xanh” cho nỗ lực chi 69 tỷ USD để thâu tóm Activision Blizzard của Microsoft.
Cách tiếp cận thông qua M&A của Microsoft khác với Google, công ty bị ám ảnh bởi phát minh. Google đã lỗ tổng cộng 24 tỷ USD trong hoạt động kinh doanh gọi là “Các kế hoạch đầu tư lớn khác” (Other Bets) kể từ năm 2018. Tương tự, Amazon cũng đầu tư rất nhiều vào các công nghệ mang tính khoa học viễn tưởng nhưng đến nay vẫn chưa có khách hàng.
Màn hình ba chiều cho điện thoại thông minh của họ đã thất bại và việc áp dụng công nghệ quét lòng bàn tay tại các cửa hàng tạp hóa còn chậm chạp. Amazon và Google đều đã ném tiền vào máy bay giao hàng không người lái.
Bài học cuối cùng là việc tiếp xúc với thị trường chứng khoán sẽ tạo ra kỷ luật cần thiết để kiềm chế các nhà sáng lập. Mark Zuckerberg, ông chủ của Meta, đã mất 40 tỷ USD để xây dựng giấc mơ vũ trụ ảo (Metaverse) của bản thân và thậm chí còn có kế hoạch chi nhiều hơn nữa. Ông ấy có thể quyết định điều này vì các loại cổ phần mang lại cho ông 61% quyền biểu quyết tại Meta. Tương tự, những nhà sáng lập Google gồm Sergey Brin và Larry Page, nắm giữ đến 51% quyền biểu quyết tại Alphabet. Điều này có thể giải thích tại sao công ty gặp khó để phát triển ra ngoài lĩnh vực công cụ tìm kiếm.
Ngược lại, Apple và Microsoft tồn tại lâu đời hơn, không còn bị thống trị bởi những người sáng lập và có giá trị vốn hóa hơn nhiều.
Tất nhiên, những chiến lược tìm lại ngôi vương của Microsoft cũng có những mặt trái. Ví dụ, quá nhiều cảnh giác có thể gây mất tập trung. Ngược lại, một nhà sáng lập tập trung quyền lực và tham vọng cũng có thể mở ra cơ hội thu nhập mới quy mô lớn. Nhưng dù sao, Microsoft vẫn là ví dụ hiếm hoi về một gã khổng lồ đã tái sinh thành công. Và lần này, nếu việc đặt cược vào AI của họ thắng lợi thì khả năng công ty còn tiến xa hơn nữa, theo Economist.
Phiên An (theo The Economist)

Lợi nhuận Geleximco giảm 95%

Con voi hiếm nhất thế giới

Hojlund khó chấp nhận trận thua của Man Utd

Thi thể trẻ sơ sinh trong túi nylon nghi là con của nữ sinh 21 tuổi

Thể hiện thái độ qua màu sắc trong tiếng Anh

Nơi nào ở Mỹ du khách có thể nhìn thấy tương lai?

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h trưa 30/4 | ANTV

Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga

Lý do iPhone 15 Pro giới hạn ảnh 24 megapixel

Phụ nữ quyền quý thời Thanh qua ống kính người Mỹ

Ngô Ngạn Tổ: ‘Con gái bảo tôi hết thời’

Xe bán tải đâm vỡ tan rơ-moóc cùng chiều

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 1/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h trưa 30/4 | ANTV

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC
Xu hướng
-
Kinh doanh5 ngày trước kia
EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào
-
Du lịch7 ngày trước kia
Kinh nghiệm đi lại ở Hàng Châu – nơi diễn ra Asiad 19
-
Thể thao5 ngày trước kia
Real muốn HLV của Brighton thay Ancelotti
-
Kinh doanh7 ngày trước kia
Doanh thu 19 tập đoàn, tổng công ty tương đương 20% GDP
-
Số hóa6 ngày trước kia
Elon Musk điều hành X qua iPhone
-
Pháp luật3 ngày trước kia
Thủ đoạn của ‘mẹ mìn’ phá hủy cuộc đời 11 đứa trẻ
-
Xe6 ngày trước kia
Xe tải mini Nhật làm khó các tay đua F1
-
Pháp luật7 ngày trước kia
Bất thường trong vụ bé gái 13 tuổi bị sát hại