Kinh doanh
Kinh tế Đức khó tìm lại hào quang
Được phát hành
3 tuần trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Hơn hai thập kỷ sau khi hồi sinh nền kinh tế thành công và trở thành cường quốc sản xuất, Đức đang phải tìm cách làm mới mình.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới co lại năm nay, trong bối cảnh Nga – nước đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây – vẫn tăng trưởng.
Việc Đức phụ thuộc vào sản xuất và thương mại thế giới khiến nước này đặc biệt dễ tổn thương trước các biến động gần đây. Đó là gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch, giá năng lượng tăng cao sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine và làn sóng nâng lãi suất, lạm phát khiến tăng trưởng toàn cầu suy giảm.
Nguồn tin thân cận của WSJ cho biết tại hãng xe lớn nhất Đức Volkswagen, các lãnh đạo cấp cao có đánh giá khá bi quan. Chi phí tăng mạnh, nhu cầu sụt giảm và các đối thủ như Tesla và các hãng xe điện Trung Quốc xuất hiện đang tạo ra “cơn bão hoàn hảo” cho hãng xe Đức, một giám đốc bộ phận tại đây cho biết.
Những vấn đề này đều không mới. Sản xuất và GDP của Đức đã chững lại từ năm 2018, cho thấy mô hình từng giúp họ thành công suốt thời gian dài đang dần mất tác dụng.
Suốt nhiều năm, Trung Quốc là lực đẩy chính cho lĩnh vực xuất khẩu của Đức. Trong thời kỳ bùng nổ công nghiệp hóa, Trung Quốc mua tất cả những gì Đức có thể sản xuất. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư của Bắc Kinh cũng đã chạm giới hạn vài năm qua. Tăng trưởng và nhập khẩu cũng chững lại.
Bên cạnh đó, thay vì là khách hàng lớn nhất của Đức, Trung Quốc đang dần trở thành đối thủ của nước này. Các hãng xe mới tại Trung Quốc đang cạnh tranh với doanh nghiệp Đức – vốn đang tụt lại trong cuộc cách mạng xe điện.
Thế giới cũng đang dần rời bỏ thương mại mở từng có lợi cho Đức. Bước ngoặt rõ ràng nhất là khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu lên cả Đức và các đồng minh châu Âu. Trước đó, việc người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) năm 2016 và Nga sáp nhập Crimea năm 2014 cũng là dấu hiệu cuộc chơi sẽ khắc nghiệt hơn với các hãng xuất khẩu lớn.
Chính quá trình bùng nổ công nghiệp kéo dài tại Đức đã khiến nước này không nhận ra các điểm yếu trong nước, từ tình trạng quan liêu, lực lượng lao động già đi đến lĩnh vực dịch vụ chững lại. Nước này vẫn đang hỗ trợ các ngành công nghiệp lâu năm như xe hơi, máy móc và hóa chất nhiều hơn là tập trung cho các lĩnh vực mới, như công nghệ số. Hãng phần mềm lớn duy nhất của Đức là SAP được thành lập từ năm 1975.
Nhiều năm ít đầu tư công cũng kéo theo cơ sở vật chất tại Đức lỗi thời. Tốc độ Internet và khả năng kết nối của điện thoại di động chậm hơn so với các nước tiên tiến khác. “Chúng ta cứ như đã ngủ quên cả thập kỷ vậy”, Moritz Schularick – Chủ tịch Viện Kinh tế Thế giới Kiel – cho biết trên WSJ.
Hồi tháng 3, một trong các công ty tên tuổi của Đức – hãng khí đốt Linde – chọn hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Frankfurt để chuyển sang sàn New York. Quyết định này một phần do quy định tài chính tại Đức ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, Linde cũng cho biết không muốn chỉ được biết đến là công ty Đức. Họ cho rằng hình ảnh này sẽ khiến họ kém hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
Josef Joffe – nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford nhận định kinh tế Đức đang trong chu kỳ mới và chịu sức ép cải tổ. “Đức sẽ bật lại thôi, nhưng họ đang bị hai điểm yếu cố hữu ghìm chân. Đó là chưa thể chuyển từ nền kinh tế công nghiệp cũ sang nền kinh tế tri thức, và chính sách năng lượng vẫn còn bất hợp lý”, ông nói.
“Tôi cho rằng điều quan trọng là Đức vẫn là nền kinh tế lớn thứ 4. Chúng ta biết cách vận hành nền kinh tế và tự hào với lực lượng lao động tay nghề cao. Nhưng hiện tại, khả năng cạnh tranh của chúng ta chưa tương xứng với tiềm năng”, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Đức vẫn còn rất nhiều điểm mạnh. Họ có kiến thức sâu về cơ khí, kỹ thuật và vẫn có khả năng hưởng lợi từ sự phát triển của các nước mới nổi trong tương lai. Các cải cách trên thị trường lao động của nước này đã cải thiện đáng kể số người có việc làm. Nợ quốc gia hiện cũng thấp hơn hầu hết nền kinh tế lớn. Trái phiếu Đức vẫn được coi là trong nhóm tài sản an toàn nhất thế giới.
Holger Schmieding – nhà kinh tế học tại Berenberg Bank cho rằng so với thập niên 90, sau khi nước Đức thống nhất, các thách thức hiện tại không nghiêm trọng bằng. Khi đó, Đức vật lộn với chi phí khổng lồ từ việc sáp nhập. Cạnh tranh trên toàn cầu tăng, cùng luật lao động cứng nhắc kéo tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Chi cho an sinh xã hội phình to. Việc Đức dựa vào sản xuất trở nên lỗi thời khi các nước khác đặt cược vào thương mại điện tử và dịch vụ tài chính.
Thủ tướng Đức khi đó là Gerhard Schröder đã giảm chi cho an sinh, giảm quy định trên thị trường việc làm và buộc người thất nghiệp nhận việc đang tuyển. Các chính sách cải tổ gây tranh cãi đã làm chia rẽ nội bộ đảng Dân chủ Xã hội của Schröder, khiến ông phải rút khỏi chính trường.
Đức sau đó thay đổi nhiều quy định với lĩnh vực tư nhân. Các doanh nghiệp Đức hợp tác với nhân viên để môi trường làm việc linh hoạt hơn. Các công đoàn cũng đồng ý bỏ qua nâng lương để giữ nhà máy và việc làm trong nước.
Các công ty Đức vì thế ngày càng chuyên môn hóa hơn. Thế giới cũng cần nhiều sản phẩm là thế mạnh của họ, như hàng hóa công nghiệp và xe hơi hạng sang.
Việc Trung Quốc tăng đầu tư cho công nghiệp đã giúp doanh số các hãng sản xuất máy móc Đức tăng tốc. Volkswagen cũng đầu tư mạnh tay vào Trung Quốc, hưởng lợi từ tầng lớp trung lưu đang ngày càng nhiều tại đây. Xuất khẩu bùng nổ sang các nước đang phát triển đã giúp Đức vượt qua khủng hoảng tài chính 2008 tốt hơn nhiều nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, sự lơ là cũng xuất hiện từ đây. Đức đã không nhận ra rằng lĩnh vực dịch vụ, đóng góp đáng kể vào GDP và việc làm, kém năng động hơn so với các hãng sản xuất để xuất khẩu. Lương bị siết khiến nhu cầu tiêu dùng giảm. Các doanh nghiệp Đức chuộng tiết kiệm hơn là tái đầu tư lợi nhuận.
Các hãng xuất khẩu cũng ngại thay đổi. Các công ty cung cấp linh kiện ôtô thì tự tin vào sức mạnh của mình đến mức bỏ qua những lời cảnh báo rằng xe điện sẽ sớm thách thức xe xăng. Vì không đầu tư vào pin và công nghệ cho xe chạy nhiên liệu mới, nhiều hãng xe Đức hiện bị các startup Trung Quốc vượt lên.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Đức cũng đang phàn nàn về tình trạng quan liêu. BioNTech – hãng sản xuất vaccine Covid-19 cùng Pfizer – gần đây chuyển hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm sang Anh, do các quy định ngặt nghèo của Đức về bảo mật dữ liệu.
Hans Georg Näder – Chủ tịch hãng sản xuất tay chân giả Ottobock – cũng cho biết hoạt động tại Đức đang ngày càng khó do các quy định mới. Một điều luật gần đây yêu cầu tất cả công ty Đức xác minh các nhà cung cấp tuân thủ quy định về môi trường, pháp lý, đạo đức. Kể cả đó là doanh nghiệp ở nước ngoài. Ottobock vì thế quyết định mở nhà máy mới nhất ở Bulgaria thay vì Đức.
Chi phí năng lượng cũng đang là thách thức với nhiều ngành công nghiệp, như hóa chất. Xung đột Nga – Ukraine đã bộc lộ điểm yếu của Đức là quá phụ thuộc vào khí đốt Nga. Các lãnh đạo Đức từng bỏ qua những cảnh báo về việc này và khẳng định Moskva là nhà cung cấp đáng tin cậy, cho đến khi chiến sự tại Ukraine nổ ra.
Dù giá năng lượng tại châu Âu đã giảm so với đỉnh năm ngoái, ngành công nghiệp của Đức hiện vẫn chịu chi phí cao hơn so với các đối thủ tại Mỹ và châu Á.
Các doanh nghiệp Đức còn phàn nàn về việc thiếu lao động lành nghề. Quy định nhập cư phức tạp khiến họ khó đưa về các lao động tay nghề cao từ nước ngoài. Hạ tầng viễn thông và kỹ thuật số cũng không như ý.
“Thị trường trong nước ngày càng khiến chúng tôi lo ngại. Biên lợi nhuận không còn ở mức lẽ ra nó phải thế”, Martin Brudermüller – CEO đại gia hóa chất BASF cho biết trong đại hội cổ đông tháng 4.
Một vấn đề Đức không thể khắc phục nhanh chóng là dân số. Lực lượng lao động co lại đang khiến 2 triệu việc làm bị bỏ trống. Khoảng 43% doanh nghiệp Đức đang chật vật tìm nhân công. Thời gian tuyển dụng trung bình lên tới 6 tháng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây bác bỏ các dự báo kém lạc quan về kinh tế Đức. Ông cho biết trên truyền hình rằng các thay đổi là cần thiết, nhưng họ sẽ không cải tổ một cách nền tảng mô hình định hướng xuất khẩu đã dẫn dắt kinh tế Đức từ sau Thế chiến II.
Ông lấy ví dụ dòng tiền đầu tư nước ngoài đang chảy vào lĩnh vực chip, nhờ chính sách trợ giá hào phóng từ chính phủ. Scholz cho biết sẽ có thay đổi về quy định nhập cư, để thu hút nhiều lao động tay nghề cao.
Dù vậy, tỷ lệ ủng hộ của người dân với chính phủ Đức đang lao dốc. Trong các cuộc trưng cầu dân ý gần đây, đảng đối lập Alternative for Germany đã dẫn trước đảng Dân chủ Xã hội của ông Scholz.
“Nước Đức đang được lãnh đạo bởi một chính phủ liên minh quá nhiều thành phần. Họ không thể thống nhất hành động với nhau”, Joffe kết luận.
Hà Thu (theo WSJ)
Bạn có thể thích
-
Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga
-
Xe tăng Leopard 2 Ukraine trả giá vì sa lầy
-
Ukraine chạy đua với thời tiết trong chiến dịch phản công
-
Ukraine tuyên bố khiến hàng chục người trong Hạm đội Biển Đen Nga thương vong
-
Giá dầu thô liên tục tăng cao
-
Berlin Marathon và dấu chân huyền thoại của Kipchoge
Kinh doanh
Phương Tây dần ít ảnh hưởng với kinh tế châu Á
Được phát hành
2 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
Kỷ nguyên mới của thương mại, đầu tư ở châu Á sẽ tập trung vào nội khối và ít hướng về phương Tây hơn, theo dự báo của Economist.
Bảy trăm năm trước, các tuyến thương mại hàng hải trải dài từ bờ biển Nhật Bản đến Biển Đỏ tràn ngập thuyền buồm của Arab (Vùng Vịnh ngày nay), Trung Quốc và Java (thuộc Indonesia hiện tại).
Tại trung tâm các tuyến đường, một trạm buôn bán được gọi là Singapura (tiếng Malaysia, ngày nay là Singapore) phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới thương mại nội Á khổng lồ này chỉ bị đảo lộn khi có sự xuất hiện của thủy thủ đến từ các đế chế châu Âu, tạo ra nhu cầu từ thị trường hàng hóa xa hơn bên ngoài châu Á.
Ngày nay, ngưỡng cửa thay đổi mới với kinh tế ở khu vực này lần nữa hình thành. Mô hình “Công xưởng châu Á” vào cuối thế kỷ 20, nơi lục địa này sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ và châu Âu, đã mang lại động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho sự thịnh vượng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Năm 1990, chỉ có 46% thương mại hàng hóa của châu Á diễn ra nội khối, còn phần lớn chảy sang phương Tây. Nhưng đến 2021, thương mại nội khối chiếm tới 58%. Đi cùng đó là sự gia tăng của dòng vốn ràng buộc các nước châu Á với nhau chặt chẽ hơn. Một kỷ nguyên mới của thương mại châu Á đã bắt đầu, sẽ định hình lại tương lai kinh tế và chính trị của lục địa này, theo Economist.
Những năm 1990 chứng kiến sự phát triển của các chuỗi cung ứng phức tạp, đầu tiên ở Nhật Bản, và sau đó là Trung Quốc. Cùng với đó, các nhà đầu tư châu Á hiện chiếm 59% vốn FDI nội khối, tăng từ 48% vào năm 2010. Số liệu này loại trừ các trung tâm tài chính gồm Hong Kong và Singapore.
Tại Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc, tỷ trọng FDI nội khối tăng hơn 10 điểm %, từ 26% đến 61%. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, hoạt động ngân hàng xuyên biên giới cũng mang tính châu Á hơn.
Trước khi khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng ở khu vực này chỉ chiếm khoảng một phần ba lượng cho vay nước ngoài tại châu Á. Nhưng hiện họ đã chiếm tỷ trọng hơn một nửa. Tận dụng sự rút lui của các nhà tài chính phương Tây, các ngân hàng nhà nước khổng lồ của Trung Quốc đang dẫn đầu hoạt động này.
Các khoản cho vay nước ngoài của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2012 đến 2022, lên 203 tỷ USD. Các siêu ngân hàng của Nhật Bản cũng mở rộng ra nước ngoài để thoát khỏi biên lợi nhuận hạn hẹp ở trong nước, tương tự với UOB và OCBC của Singapore.
Trong khảo sát gần đây với các nhà nghiên cứu, doanh nhân và nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á của Viện Iseas-Yusof Ishak (Singapore), 32% số người được hỏi cho biết họ nghĩ Mỹ là cường quốc chính trị ảnh hưởng nhất khu vực. Tuy nhiên, chỉ 11% nghĩ Mỹ là sức mạnh kinh tế có ảnh hưởng nhất. Trong khi, dòng vốn của Trung Quốc từ sáng kiến Vành đai – Con đường hay hoạt động đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc thu hút chú ý hơn.
Xu hướng này có khả năng tăng tốc. Do quan hệ Mỹ – Trung lạnh nhạt, các công ty phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc đang xem xét các lựa chọn thay thế ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nhưng rất ít dự kiến rời bỏ hoàn toàn Trung Quốc. Điều này có nghĩa là sẽ hình thành hai chuỗi cung ứng lớn tại châu Á, nghĩa là sẽ tăng gấp đôi đầu tư.
Các thỏa thuận thương mại sẽ đẩy nhanh quá trình này. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký vào năm 2020, sẽ tăng cường đầu tư vào khu vực. Ngược lại, do Mỹ từ bỏ Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, các nhà xuất khẩu châu Á có rất ít cơ hội tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Mỹ.
Bà Sabita Prakash, Giám đốc ADM Capital cho rằng nhu cầu thiết lập chuỗi cung ứng mới khiến ngành vận tải và hậu cần trở thành lĩnh vực triển vọng với đầu tư nội Á. Kết nối các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận vững chắc và các dự án đang tìm kiếm nguồn tài chính, các công ty tín dụng tư nhân có khả năng được lợi. Từ 2020 đến giữa 2022, quy mô của thị trường tín dụng tư nhân ở Đông Nam Á đã tăng khoảng 50%, lên gần 80 tỷ USD.
Các nhà đầu tư lớn khác cũng đang chuyển sang rót tiền vào cơ sở hạ tầng. GIC, quỹ đầu tư nhà nước của Singapore, nơi quản lý một phần dự trữ ngoại hối của đảo quốc, đang chi mạnh tay vào việc xây dựng chuỗi cung ứng mới.
Nhìn chung, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã vươn lên hàng ngũ các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Những khu vực giàu có và lâu đời hơn này của châu Á đã tung ra một lượng vốn đáng kể vào các nước nội khối, cùng với tiền mặt từ các liên kết thương mại.
Năm 2011, các nước giàu hơn và già hơn ở châu Á đã đầu tư khoảng 329 tỷ USD (tính theo thời giá ngày nay) vào các nền kinh tế trẻ và nhỏ hơn như Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Một thập kỷ sau, con số đó đã tăng lên 698 tỷ USD.
Ở Ấn Độ và Đông Nam Á, quá trình đô thị hóa vẫn đang diễn ra và nguồn vốn sẽ đi theo những xu hướng đó, theo Raghu Narain, Trưởng bộ phận ngân hàng đầu tư của Natixis. Các thành phố lớn hơn không chỉ đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng mà còn cần có các công ty mới phù hợp hơn với cuộc sống đô thị.
Theo ông Narain, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới ở châu Á đang thay đổi. Ngay cả khi các giao dịch ở Trung Quốc đã chậm lại đáng kể, hoạt động M&A vẫn nhộn nhịp ở những nơi khác. Các ngân hàng Nhật Bản, đối mặt với lãi suất thấp và nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng chậm, đang khao khát giao dịch. Trong năm qua, tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui và Mitsubishi UFJ đã thâu tóm các công ty tài chính Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Trong khi đó, tiêu dùng ngày càng tăng ở châu Á khiến nơi đây trở thành thị trường hấp dẫn hơn. Theo công ty nghiên cứu World Data Lab, trong số 113 triệu người dự kiến gia nhập tầng lớp tiêu dùng toàn cầu vào năm tới (chi hơn 12 USD mỗi ngày được điều chỉnh theo sức mua), khoảng 91 triệu người sẽ ở châu Á.
Ngay cả khi tăng trưởng thu nhập của Trung Quốc chậm lại, các quốc gia khác vẫn sẽ tăng tốc. Năm nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, dự kiến tăng nhập khẩu 5,7% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2028, tốc độ nhanh nhất so với bất kỳ khu vực nào.
Các liên kết thương mại chặt chẽ hơn sẽ gắn kết chu kỳ kinh doanh của các nền kinh tế châu Á với nhau hơn nữa. Bất chấp việc sử dụng USD lâu dài trong các giao dịch xuyên biên giới và xu hướng tiếp tục theo đuổi tiếp cận thị chứng khoán phương Tây của các nhà đầu tư châu Á, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 2021 kết luận rằng các nền kinh tế châu Á hiện dễ bị ảnh hưởng bởi tác động lan tỏa từ các cú sốc kinh tế ở Trung Quốc hơn là Mỹ.
Điều này đã được thể hiện trong những tháng gần đây khi thương mại chững lại của Trung Quốc ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc và Đài Loan. Mỹ sẽ duy trì ảnh hưởng đối với an ninh châu Á nhưng tầm quan trọng về kinh tế của nước này sẽ giảm. Các doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách sẽ quan tâm và dễ hợp tác với các nước láng giềng hơn là khách hàng và các quốc gia ở xa hơn, theo Economist.
Phiên An (theo The Economist)
Kinh doanh
Tiêu thụ mỳ gói toàn cầu đạt kỷ lục
Được phát hành
5 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
Do tác động của lạm phát đến túi tiền người dân, thế giới đã tiêu thụ 121,2 tỷ gói mỳ năm ngoái, mức cao nhất mọi thời đại.
Số liệu mới được công bố bởi Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới, trụ sở chính tại Osaka (Nhật Bản). Dữ liệu được tính toán dựa trên ước tính xuất khẩu mỳ gói ở 56 nền kinh tế. So với 2021, số lượng tiêu thụ mỳ gói năm qua tăng 2,6%.
Tiêu thụ mỳ ăn liền toàn cầu đã tăng liên tục trong 7 năm qua. Đến 2022, Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, là thị trường lớn nhất, Indonesia đứng thứ hai, tiếp theo là Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.
Vào năm 2020, khi nhiều người bị phong tỏa vì đại dịch, nhu cầu mỳ gói toàn cầu đã tăng 9,5%. Mức tăng giảm xuống còn 1,4% vào năm 2021, nhưng sau đó tăng trở lại vào năm 2022. Nguyên nhân bởi giá lương thực ở nhiều nước tăng vọt do lạm phát đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mỳ ăn liền như một lựa chọn hợp túi tiền.
Thị trường mỳ ăn liền mở rộng đặc biệt mạnh mẽ ở Mexico. Nhu cầu tại nước này tăng vọt 17,2% vào năm 2021 và vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số vào năm ngoái, đạt 11%. Ngược lại, thị trường Bắc Mỹ giảm 1,4% vào năm 2021, sau đó phục hồi 3,4% vào năm 2022. mỳ ăn liền phổ biến khắp châu Á, nơi các món mỳ là một phần lâu đời của văn hóa ẩm thực, nhưng ngày càng chúng cũng dần hiện diện rộng rãi ở những nơi như Mỹ và Mexico.
Theo nhà sản xuất mỳ ăn liền Nissin Foods, người tiêu dùng trung lưu trước đây không dùng mỳ ăn liền nhưng giờ cũng đang kết hợp món này vào thực đơn do lạm phát. Cùng với Nissin Foods, công ty mỳ gói khác là Toyo Suisan cũng ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể từ hoạt động ở nước ngoài trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.
Cả hai đều có kế hoạch thành lập cơ sở sản xuất tại Mỹ vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở nước này cũng như Mexico. “Số lượng người tiêu dùng thường xuyên ăn mỳ ăn liền đang tăng lên và chúng tôi sẽ tăng thêm sự đa dạng về hương vị trong tương lai”, Toyo Suisan cho biết.
Riêng ở Nhật Bản, các công ty mỳ ăn liền lớn đã tăng giá khoảng 10% vào năm ngoái và một lần nữa vào năm 2023 để ứng phó với chi phí nguyên liệu và bao bì tăng. Mức tăng 10% trong hai năm liên tiếp là điều bất thường, nhưng doanh số bán hàng không giảm đáng kể.
Ngoài những sản phẩm có giá cả phải chăng, xu hướng người tiêu dùng hiện còn muốn những sản phẩm giúp họ tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có dinh dưỡng. Vì vậy, các nhà sản xuất mỳ ăn liền đang nỗ lực cải tiến sản phẩm bằng cách làm cho chúng có nhiều dinh dưỡng và sử dụng nguyên liệu tốt hơn.
Phiên An (theo Nikkei)
Kinh doanh
Làm sao để chọn được môi giới chứng khoán tốt?
Được phát hành
8 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
Chuyên gia nói đầu tư chứng khoán không thể có sự thành công hoàn toàn, điều quan trọng là cần tìm được sự phù hợp giữa bản thân với người môi giới.
Gần đây, tôi nhận được một số lời chào mời từ các bạn nhân viên môi giới chứng khoán về việc tham gia vào các “room đầu tư”. Bạn nào cũng show bản thân có nhiều kinh nghiệm, tư vấn đánh mã nào trúng mã đó và nhiều lời có cánh.
Vậy làm sao để tôi chọn được môi giới tốt nhất? Xin chuyên gia hỗ trợ.
Đình Tâm
Chuyên gia tư vấn:
Hiện tại thị trường chứng khoán đang tăng trưởng khá tốt, đến từ nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ như kinh tế phục hồi dần từ vùng đáy, chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng mạnh mẽ, lãi suất tiền gửi lẫn tiền vay duy trì ở vùng thấp… Số lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường từ đó cũng gia tăng đáng kể mang lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đáng nói, vì nhóm nhà đầu tư mới (F0) này trang bị khá ít kiến thức và kỹ năng, với mong muốn kiếm lời nóng vội nên dễ bị thu hút, lôi kéo bởi các hội nhóm Zalo, Telegram với nhan nhãn khuyến nghị đầu tư mang đầy tính cam kết, đảm bảo.
Dẫu vậy, không phải nhóm nào cũng hoạt động theo chiều hướng lôi kéo, phím hàng, bao lỗ… Cũng có những nhóm vận hành với nguyên tắc tôn trọng và lợi ích của khách hàng làm đầu. Nhưng theo quan sát của tôi, các nhóm này chiếm tỷ lệ nhỏ và khó phân biệt được nếu nhà đầu tư chưa đủ “trình”, tức thiếu kiến thức hoặc kỹ năng.
Kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán là thứ không thể thiếu. Chúng ta luôn được dạy hàng ngày bởi “thị trường” vì không có giai đoạn nào giống nhau hoàn toàn. Do đó, nhiều kinh nghiệm cũng không bao giờ là đủ, đó là chưa kể bao nhiêu có thể gọi là “nhiều kinh nghiệm”.
Tóm lại, “đánh mã nào trúng mã đó” là một lời mời mang tính dụ dỗ, lừa bịp vì thực tế xác suất thắng của các trader hàng đầu thế giới cũng chỉ quanh 60%. Không thể có tỷ lệ vào lệnh “đánh đâu thắng đó” được. Trong thị trường tăng giá (uptrend), tỷ lệ thành công có thể cao hơn, nhưng một người tư vấn có trình độ sẽ hiểu rằng không bao giờ được cam kết lợi nhuận với khách hàng vì thị trường luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Để tìm được một người tư vấn tốt là điều không dễ dàng. Trên quan điểm cá nhân, tôi gợi ý cho bạn vài yếu tố như sau.
Quan trọng nhất không phải là lợi nhuận, mà là sự phù hợp. Chạy theo lợi nhuận đồng nghĩa với việc gia tăng khẩu vị rủi ro và chúng ta phải biết được khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân nằm ở mức nào.
Một người tư vấn tốt sẽ giúp cho khách hàng nhận diện được mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro và các điều kiện đặc thù riêng của từng khách hàng. Từ đó, họ thiết kế được “menu” (danh mục khuyến nghị) cho từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng và phải có các cảnh báo, khuyến nghị hành động kịp thời gởi đến khách hàng trong các trường hợp khẩn cấp, quan trọng.
Một yếu tố quan trọng nữa là trên chặng đường đồng hành, người tư vấn phải giúp khách hàng hoàn thiện hơn việc trang bị kiến thức, kỹ năng để trải nghiệm đầu tư của khách hàng được nâng cấp không ngừng.
Nguyễn Nhật Khánh
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư
Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT

Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga

Phương Tây dần ít ảnh hưởng với kinh tế châu Á

‘Tận dụng AI sẽ đi trước đối thủ’ – VnExpress

Angelababy lên tiếng khi bị nói ‘sự nghiệp xuống dốc’

Niềm hy vọng boxing Việt Nam sớm dừng bước ở Asiad 19

Tìm thấy thi thể nghi của bảo mẫu sát hại bé 21 tháng tuổi

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Thể thao Triều Tiên trở lại quốc tế sau 4 năm đóng cửa

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Video7 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Thể thao5 ngày trước kia
Thể thao Triều Tiên trở lại quốc tế sau 4 năm đóng cửa
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tốc độ 5G trên iPhone 15 Pro nhanh hơn 14 Pro thế nào
-
Số hóa6 ngày trước kia
iPhone 15 nạm kim cương giá hơn nửa triệu USD
-
Xe3 ngày trước kia
Thiết bị giám sát hành trình và thu thập hình ảnh tài xế là gì
-
Xe6 ngày trước kia
‘Xe điện không phải vật tế thần’
-
Giải trí7 ngày trước kia
Vẻ ngọt ngào của con gái mỹ nhân ‘Bao Thanh Thiên’
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tim Cook nêu lý do sử dụng X