Khoa học
Băn khoăn về an toàn nước thải hạt nhân xả ra biển
Được phát hành
1 tháng trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Nhật BảnĐộ an toàn của nước thải hạt nhân Fukushima, dù đã qua xử lý, vẫn gây tranh cãi vì chứa các hạt nhân phóng xạ như carbon-14 và tritium.
Bất chấp những lo ngại từ một số quốc gia và tổ chức quốc tế, Nhật Bản, lúc 11h (giờ Hà Nội) ngày 24/8, Nhật Bản tiến hành xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy qua một cống ngầm dài khoảng một km ra biển. Đây là lượng nước thải ra sau khi phun lên các lõi lò phản ứng hư hại để giữ cho chúng không trở nên quá nóng sau sự cố phát nổ nhà máy điện Fukushima Daiichi do trận động đất và sóng thần dữ dội năm 2011. Điều này khiến nước bị ô nhiễm với 64 hạt nhân phóng xạ. Trong đó, một số có chu kỳ bán rã tương đối ngắn và đã phân hủy sau 12 năm thảm họa diễn ra. Nhưng số khác mất nhiều thời gian hơn để phân hủy, ví dụ, carbon-14 có chu kỳ bán rã lên tới hơn 5.000 năm.
Khoảng 100.000 lít nước bị ô nhiễm – gồm nước dùng để làm mát các lò phản ứng hỏng, nước ngầm và nước mưa thấm vào – được thu thập tại khu vực nhà máy mỗi ngày. Các nhà chức trách cho biết khoảng 1,34 triệu tấn, tương đương gần 540 bể bơi Olympic, đang được lưu trữ trong khoảng 1.000 container thép ven biển và hiện không còn chỗ trống.
Đơn vị vận hành nhà máy là Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), thực hiện hoạt động xả nước thải khi biển không có biến động và thay đổi thời tiết. TEPCO sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày kể từ hôm nay. Đây là đợt xả thải đầu tiên trong 4 lần xả được lên kế hoạch trong năm tài khóa 2023 (từ nay đến tháng 3/2024), dự kiến xả 31.200 tấn nước.
Theo lý giải của TEPCO, họ đã sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để xử lý nước ô nhiễm theo 5 giai đoạn, trong đó có đồng lắng đọng, hấp phụ và lọc vật lý. ALPS loại bỏ 62 trong số 64 nguyên tố phóng xạ, đưa nồng độ của chúng xuống dưới giới hạn quy định của Nhật Bản năm 2022 với nước thải ra môi trường. Những giới hạn này dựa trên khuyến nghị của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ (ICRP).
Nhưng quá trình này không loại bỏ được carbon-14 và tritium, nên nước đã qua xử lý vẫn cần được pha loãng hơn nữa, xuống dưới 1% nước biển. TEPCO cho biết, nồng độ tritium thu được là khoảng 1.500 becquerel (đơn vị đo độ phóng xạ của một chất) trên một lít, bằng khoảng 1/7 mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nồng độ tritium trong nước uống.
Theo cơ quan này, nồng độ tritium sẽ giảm xuống bằng mức sẵn có tự nhiên dưới biển trong phạm vi vài km từ địa điểm xả thải. Lượng carbon-14 trong bể chứa đang có nồng độ bằng khoảng 2% mức giới hạn trên theo quy định. Con số này sẽ giảm hơn nữa nhờ công đoạn pha loãng với nước biển trước khi xả.
Những quan điểm trái chiều
Các quốc gia như Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng nước qua xử lý vẫn có thể có những tác động đến môi trường biển mà hiện nay chưa tìm ra. Năm ngoái, Hiệp hội Phòng thí nghiệm Hàng hải Quốc gia Mỹ cũng phản đối kế hoạch xả nước, cho rằng thiếu dữ liệu khoa học đầy đủ và chính xác ủng hộ cho lời tuyên bố an toàn của Nhật Bản. Chính phủ Philippines cũng yêu cầu Nhật Bản cân nhắc lại việc xả nước ra Thái Bình Dương.
Robert Richmond, nhà sinh vật biển tại Đại học Hawaii, cùng các chuyên gia khác đã xem xét toàn bộ dữ liệu do TEPCO và chính phủ Nhật Bản cung cấp, đồng thời đến thăm khu vực nhà máy, nhưng vẫn còn một số vấn đề liên quan đến tritium và carbon-14.
Tritium, dù thuộc loại yếu, vẫn là chất phát xạ β, nghĩa là nó phát ra phóng xạ ion hóa có thể làm tổn thương ADN. TEPCO cho biết, nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý chỉ phát ra lượng phóng xạ ion hóa thấp hơn mức mà một người phải chịu khi bay khứ hồi từ New York đến Tokyo.
Nhưng theo Richmond, da người giúp cản một phần phóng xạ ion hóa. “Nếu bạn ăn thứ gì đó bị nhiễm chất phát xạ β, các tế bào bên trong của bạn sẽ bị phơi nhiễm”, ông nói.
Hoạt động đánh bắt cá không diễn ra thường xuyên trong khu vực cách đường ống xả nước 3 km, theo TEPCO. Nhưng Richmond lo ngại tritium có thể tích tụ trong lưới thức ăn khi các sinh vật lớn ăn những sinh vật nhiễm phóng xạ nhỏ hơn.
Dạng tritium liên kết hữu cơ có thể tích tụ trong cá và các sinh vật biển, theo Shigeyoshi Otosaka, nhà hải dương học kiêm nhà hóa học biển tại Viện Nghiên cứu Khí quyển và Đại dương thuộc Đại học Tokyo. “Tôi nghĩ việc đánh giá tác động lâu dài của các hạt nhân phóng xạ đến môi trường rất quan trọng”, Otosaka nhận định.
TEPCO đã tiến hành các thử nghiệm nuôi sinh vật biển trong nước biển có chứa nước đã qua xử lý ALPS. “Chúng tôi xác nhận rằng nồng độ tritium trong cơ thể sinh vật biển đạt trạng thái cân bằng sau một khoảng thời gian nhất định và không vượt quá nồng độ trong môi trường sống”, phát ngôn viên của TEPCO cho biết. Nồng độ tritium sau đó giảm dần theo thời gian khi sinh vật được thả trở lại vào nước biển.
TEPCO, Cơ quan Quản lý Hạt nhân Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ liên tục giám sát sinh vật biển và các chất lắng đọng xung quanh khu vực xả nước.
Còn Jim Smith, nhà khoa học môi trường tại Đại học Portsmouth cho rằng, rủi ro của việc xả nước với các quốc gia ven Thái Bình Dương có thể sẽ không đáng kể. “Tôi e ngại khi nói là bằng 0, nhưng cũng gần như bằng 0. Hòn đảo gần nhất ở Thái Bình Dương cũng cách đó khoảng 2.000 km”, ông nói.
Smith cho rằng việc giữ nguyên nước đã xử lý tại chỗ sẽ gây rủi ro lớn hơn. “Nguy cơ xảy ra một trận động đất hoặc bão khác làm rò rỉ bể chứa còn cao hơn và họ cũng sắp hết chỗ chứa”, ông cho biết.
Thu Thảo (Theo Nature)
Bạn có thể thích
Khoa học
Màu sắc trông như thế nào trên các hành tinh khác?
Được phát hành
2 giờ trước kiaon
Tháng Mười 2, 2023Qua
Phòng Tin tức
Mắt và não người có cơ chế tự điều chỉnh trong một môi trường hoàn toàn mới, ví dụ như hành tinh khác, cả về màu sắc lẫn cường độ.
Não người rất tài tình trong việc điều chỉnh với các điều kiện ánh sáng khác nhau. Ví dụ, khi đeo một cặp kính râm có màu, ban đầu người đeo sẽ thấy rõ màu này, nhưng sau một lúc, các màu sắc bắt đầu trông “bình thường” trở lại. Điều này cũng xảy ra một cách tự nhiên khi con người già đi. Thủy tinh thể của mắt người già sẽ dần trở nên vàng hơn so với thời trẻ. Tuy nhiên, họ sẽ không thấy các màu sắc theo cách đó vì bộ não điều chỉnh sự khác biệt.
Vậy bộ não sẽ điều chỉnh màu sắc trong một môi trường hoàn toàn mới như thế nào? Các chuyên gia nêu ý kiến về việc màu sắc có thể trông ra sao trên các hành tinh khác.
Cơ chế tương tự giúp điều chỉnh tròng kính bị vàng và kính râm có màu có thể sẽ hoạt động khi các phi hành gia tới một hành tinh khác, theo nghiên cứu của Michael Webster, nhà khoa học thị giác nhận thức tại Đại học Nevada. Tùy thuộc vào những màu sắc chủ đạo trong môi trường mới, não phi hành gia sẽ điều chỉnh lại để cảm nhận chúng một cách trung lập hơn.
“Dự đoán của tôi là khi mọi người tới sao Hỏa, hành tinh này sẽ không còn đỏ trong mắt họ theo thời gian”, Webster nói. Thay vào đó, địa hình sao Hỏa sẽ bắt đầu trông nâu hoặc xám hơn, bầu trời màu đất son của sao Hỏa sẽ có vẻ xanh hơn – không phải màu xanh lam như ở Trái Đất, nhưng ít cam hơn đáng kể so với những gì con người thấy hiện nay.
Tuy nhiên, không phải mọi bầu trời ngoài hành tinh đều trông xanh hơn qua thời gian. Điều này phụ thuộc vào màu sắc chủ đạo của ánh sáng chiếu qua khí quyển so với những màu sắc chủ đạo của cảnh quan. Đối lập với màu cam trong vòng tròn màu (hay bánh xe màu) là xanh lam, nên những tông màu lạnh hơn có thể sẽ trở nên nổi bật hơn khi não phi hành gia hướng dần tới sự trung lập. Nhưng nếu phi hành gia đến một ngoại hành tinh có thảm thực vật tím và bầu trời vàng, bộ não có thể điều chỉnh khác đi.
“Bộ lọc” của con người không chỉ giới hạn ở màu sắc mà còn điều chỉnh cả cường độ. Trên một hành tinh có bảng màu tự nhiên hạn chế, bộ não sẽ trở nên hòa hợp với những thay đổi rất tinh vi về sắc độ. Qua thời gian, phi hành gia sẽ thấy những màu nhạt dần trở nên rực rỡ hơn và ngược lại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì chờ đôi mắt và bộ não của các phi hành gia thích nghi với hành tinh mới, con người phát minh ra một thiết bị lọc tự động cho môi trường đó? Derya Akkaynak, kỹ sư kiêm nhà hải dương học tại Đại học Haifa, cùng các đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm đang nghiên cứu vấn đề tương tự. Nhưng nghiên cứu của bà được thực hiện với môi trường biển thay vì vũ trụ.
Theo lý thuyết, nếu biết thành phần khí quyển và đại dương của một ngoại hành tinh, bạn có thể dự đoán ánh sáng sẽ tương tác với nơi đó như thế nào. Sau đó, các chuyên gia có thể sử dụng thông tin này để tạo bộ lọc thuật toán, giúp “sửa lại” các màu sắc của môi trường. Bộ lọc này có thể lắp đặt trong tấm che mặt của bộ đồ du hành vũ trụ.
Trước khi con người thực sự đến một hành tinh khác, không thể biết chính xác quá trình điều chỉnh bảng màu ngoài hành tinh sẽ diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, nghiên cứu biển sâu có thể mang đến kết quả gần đúng. Akkaynak từng xuống sâu đến 30 m dưới nước, đủ sâu để lọc hết ánh sáng đỏ. “Mọi thứ trông có màu vàng chứ không phải xanh lam, có lẽ vì tôi đang cố bù đắp cho sự thiếu hụt màu đỏ. Nhưng nhìn chung, cảnh tượng trông thật điên rồ”, Live Science hôm 27/9 dẫn lời Akkaynak.
Thu Thảo (Theo Live Science)
Khoa học
Siêu trăng đêm Trung thu
Được phát hành
5 giờ trước kiaon
Tháng Mười 2, 2023Qua
Phòng Tin tức
Siêu trăng cuối cùng của năm xuất hiện muộn bởi thời tiết các tỉnh miền Bắc vẫn ảnh hưởng bởi mưa rải rác sau áp nhiệt đới diễn ra nhiều ngày qua.
Tại Hà Đông (Hà Nội) thời tiết không mưa nhưng mây đen bao phủ, hơn 21h ngày 29/9, mặt trăng khẽ ló rạng sau đám mây đen đặc.
Khoa học
‘Doanh nghiệp chuyển đổi số có cơ hội bứt phá’ – VnExpress
Được phát hành
8 giờ trước kiaon
Tháng Mười 2, 2023Qua
Phòng Tin tức
Quảng NinhThứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, doanh nghiệp cần mạnh dạn thay đổi để bứt phá, nâng cao hiệu suất.
Thông tin được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nói trong phát biểu khai mạc Diễn đàn “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững” diễn ra tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh sáng 30/9. Diễn đàn có sự tham gia của 250 đại biểu lãnh đạo bộ ngành, nhà khoa học, doanh nghiệp và đặc biệt là cộng đồng quan tâm đến lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng xanh. Diễn đàn thuộc khuôn khổ sự kiện Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect & Innovation Vietnam 2023).
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới. Xu thế này không chỉ là cơ hội còn là thách thức lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Nhắc đến Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Thứ trưởng nhấn mạnh diễn đàn đi sâu vào chủ đề chuyển đổi số dưới góc độ đổi mới sáng tạo, tập trung chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ông cho rằng chuyển đời số không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ thông tin, yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm dịch vụ mới.
Với chuyển đổi xanh, không chỉ là công nghệ hướng tới môi trường; còn là thay đổi cả quy trình sản xuất – kinh doanh hướng tới nâng cao tính hiệu quả hoạt động. Mục tiêu thứ hai là giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Ông đề nghị các diễn giả tập trung thảo luận về các biện pháp thực thi chính sách và cụ thể hoá các chương trình hỗ trợ Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình mới, đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các ngành chuyển đổi xanh. “Thực tế không ít những doanh nghiệp đang ở đỉnh cao của thành công nhưng nếu không đổi mới có thể bị đào thải. Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi quy trình, thay đổi sản phẩm, không chỉ mua phần mềm về”, ông Duy nói.
Ông kỳ vọng vào các giải pháp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cũng như những góc nhìn, bài học kinh nghiệm và chương trình hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn tới. Đồng thời mong muốn sự kiện tạo ra nhiều kết nối, nhiều chuyển giao công nghệ từ các viện nghiên cứu các trường đại học đến các địa phương.
Bước sang phiên tham luận, các diễn giả là chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để Việt Nam chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững.
Là diễn giả mở màn, GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM đánh giá, chuyển đổi số và chuyển xanh sự kết hợp tối ưu trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu.
Các hoạt động chuyển đổi xanh được ông nhắc đến gồm chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi công nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững và kinh tế tuần hoàn.
Ông nhấn mạnh việc chuyển đổi công nghiệp xanh có thể giúp ngành quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, thu hút FDI; tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng; mở rộng quan hệ ngoại giao.
PGS.TS Phước nhận định, kinh tế tuần hoàn đã được nhiều doanh nghiệp triển khai. Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến lược sản xuất, tận dụng từ nguồn năng lượng tự nhiên đến tái sử dụng chất thải. Ông cho rằng doanh nghiệp là nhóm đóng vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đóng vai trò then chốt để triển khai thành công cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, do đó cần có cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy.
Tiếp nối, TS Jenny Elmaco, Điều phối viên của Horizon Europe tại khu vực Asean (Euraxess Asean) chia sẻ về cơ hội dành cho các nhà khoa học Việt đến châu Âu, cùng dự án phục vụ chuyển đổi xanh. Bà giới thiệu về Euraxess Asean, hỗ trợ các nhà nghiên cứu thông qua cơ hội học tập, gia nhập cộng đồng nhà khoa học. Các nhà khoa học muốn tìm kiếm thông tin, có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu lưu trữ của Horizon Europe (chân trời châu Âu) – chương trình cho các nhà nghiên cứu đến châu Âu, một chương trình của liên minh châu Âu, tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, phạm vi vượt ra khỏi châu Âu.
Một trong những trụ cột của chương trình là khoa học xuất sắc, nhằm củng cố mở rộng sự xuất sắc của các cơ sở khoa học. Nơi hội tụ các hội đồng nghiên cứu giỏi nhất, nơi quy tụ những nhà khoa học nổi tiếng, với nhiều doanh nghiệp lớn tham gia. Đơn cử Quỹ Marie Curie Action, bà cho hay Việt Nam có khoảng 15-18 dự án tham gia quỹ này. “Các doanh nghiệp cũng có thể cử nhân viên sang châu Âu để học tập, đào tạo, sau đó trở về Việt Nam cống hiến”, bà cho hay.
Là diễn giả tiếp nối, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Quản lý Chương trình công trình xanh tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Thái Lan, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thông tin IFC đã hỗ trợ cho nhiều dự án, trong đó cho vay 76 tỷ USD đối với công trình xanh. Tại Việt Nam, năm vừa qua IFC đã cho vay được 300 triệu USD, góp phần giúp Việt Nam mở rộng thị trường công trình xanh đa dạng công trình hơn từ nhà kho nhà xưởng, trường học, bệnh viện hay các công trình thương mại, thậm chí nhà ở cho người thu nhập thấp đều có thể được đánh giá xanh và cho vay ưu đãi.
Bà Ngọc Diệp nhấn mạnh các doanh nghiệp chuyển đổi xanh đang được hỗ trợ lớn, có nhiều cơ hội nên doanh nghiệp nào dám đi đầu chuyển đổi xanh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Bà cũng gợi ý để khơi thông công trình xanh, doanh nghiệp cần chứng minh được mức hiệu quả tốt hơn so với các cơ sở tại địa phương; phải được xác nhận xanh của bên thứ ba độc lập; cùng báo cáo chi tiết về tính hiệu quả với môi trường. Bên cạnh đó cần thực hiện các quy trình chuẩn xanh để được IFC đầu tư.
Ở phiên tọa đàm thứ hai về các giải pháp dành cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhận định mỗi đơn vị cần có một mô hình chuyển đổi số riêng để phù hợp với đặc điểm của mình.
Ông cũng dẫn nhiều minh chứng từ đơn vị mình cho thấy từ những khó khăn đã có bước đột phá nhờ đầu tư cho khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Sau ba năm chuyển đổi số, thiết lập mặt bằng tăng trưởng mới 15-20%, tỷ lệ tăng trưởng 8 tháng đầu năm 2023 cũng đạt 20%, ông cho hay. Ông chia sẻ kinh nghiệm thông qua lộ trình chuyển đổi số bằng cách số hóa một số quy trình hiện có, số hóa riêng lẻ. Thứ hai là chuyển đổi số ở vòng lặp cao hơn, kết nối các quy trình, đồng bộ từng phần. Cuối cùng là nâng cao, tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và trải nghiệm khách hàng; tăng gia tốc của bánh đà tăng trưởng.
Bài trình bày tiếp theo, ông Nguyễn Thành Công, Trưởng phòng Tiếp thị và triển khai của VNPT-IT, Tập đoàn VNPT, đi từ lý do vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số. Ông nhấn mạnh tới nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ 99%, cũng là nhóm doanh nghiệp dễ dàng bị tổn thương nhất. Ông cho hay doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự xuất hiện của thế hệ khách hàng mới… “Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, tạo ra các mô hình kinh doanh mới”, ông nói.
Ông Công cho biết, VNPT cung cấp hơn 100 sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME theo 4 trụ cột chính của hoạt động kinh doanh, điều hành quản trị một doanh nghiệp. Đơn vị đã và đang đồng hành với doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi số, lập các kế hoạch chương trình hành động và cung cấp các sản phẩm dịch vụ, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Diễn giả tiếp theo, ông Lê Việt Thắng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần 1Office, nhấn mạnh tự động hóa quy trình là xương sống, hạt nhân của chuyển đổi số ở công ty hay các nhà máy.
Còn ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng bộ phận công nghiệp ô tô và số hóa Siemens Việt Nam, chỉ ra các nguyên nhân khiến chuyển đổi số thất bại. Ông cũng giới thiệu giải pháp “Xcelerator” do Siemens phát triển nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Mục tiêu của Siements là kết nối các doanh nghiệp với các ý tưởng chuyển đổi số phù hợp, hỗ trợ lẫn nhau để chuyển đổi số hiệu quả”, ông nhấn mạnh.
Là diễn giả cuối cùng, ông Bùi Trung Thành, Giám đốc Tư vấn và Triển khai Chuyển đổi số miền Bắc – Base nêu thực trạng 70% ngân sách chuyển đổi số đang bị lãng phí. Doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn, 92% doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số, tuy nhiên 90% chưa hiểu về chuyển đổi số và 78% không biết bắt đầu từ đâu.
Theo ông, câu chuyện chuyển đổi số không chỉ bắt đầu từ công nghệ mà còn bắt đầu từ con người và tư duy, với những quyết liệt từ ban lãnh đạo, sự đẩy mạnh truyền thông nội bộ và việc lựa chọn đúng thành viên cho đội ngũ tiên phong, tinh thần chủ động biến không thành có trước rồi mới tối ưu sau. “Mỗi doanh nghiệp cần sẵn sàng chuyển đổi trước khi gắn liền câu chuyện số hóa”, ông Thành nói.
Sau phần tham luận, các diễn giả nhận được nhiều câu hỏi từ các đại biểu khách mời tập trung vào các nhóm chủ đề chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhà khoa học. Trong đó có 3 câu hỏi quan tâm tới những gợi ý về cơ hội nhận đầu tư từ IFC cho startup và cơ hội dành cho các nhà khoa học.
Diễn đàn khép lại với phần kết luận của ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông cũng kỳ vọng thông qua sự kiện các doanh nghiệp, các đơn vị tham gia có thêm cơ hội để nắm bắt thông tin, tìm kiếm cơ hội và thành công hơn nữa trong tương lai.
Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect & Innovation Vietnam 2023) có chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững”. Sự kiện năm nay do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân Quảng Ninh chỉ đạo, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh là đơn vị tổ chức.
Chương trình diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9, được thiết kế với các hoạt động gồm các diễn đàn, hội nghị trao đổi thông tin về chủ đề kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình diễn sản phẩm và tiêu điểm công nghệ, kết nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu.
Như Quỳnh
Xem diễn biến chính

Ukraine tuyên bố bắn hạ 16 trên 30 UAV Nga tấn công lãnh thổ

Tiền vào chứng khoán tiếp tục giảm

Màu sắc trông như thế nào trên các hành tinh khác?

Hồng Nhung, Lệ Quyên thi ‘Đạp gió’

HLV Guardiola: ‘Tôi cần kiểm soát bản thân tốt hơn’

Công an truy tìm kẻ đặt bàn đinh ‘bẫy’ người đi đường

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h trưa 30/4 | ANTV

Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga

Lý do iPhone 15 Pro giới hạn ảnh 24 megapixel

Phụ nữ quyền quý thời Thanh qua ống kính người Mỹ

Xe Jeep, Ram giảm giá cao nhất gần 1 tỷ đồng

10 trải nghiệm du lịch thú vị nhất Việt Nam

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 1/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h trưa 30/4 | ANTV

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC
Xu hướng
-
Số hóa7 ngày trước kia
Lý do iPhone 15 Pro giới hạn ảnh 24 megapixel
-
Giải trí6 ngày trước kia
Ngô Ngạn Tổ: ‘Con gái bảo tôi hết thời’
-
Xe7 ngày trước kia
Xe bán tải đâm vỡ tan rơ-moóc cùng chiều
-
Số hóa6 ngày trước kia
Lưu ảnh gia đình nên dùng NAS hay cloud?
-
Xe6 ngày trước kia
Skoda – hãng xe Cộng hòa Czech ra mắt thị trường Việt Nam
-
Du lịch7 ngày trước kia
Sasco ra mắt phòng chờ thương gia thượng hạng
-
Du lịch6 ngày trước kia
Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM
-
Xe7 ngày trước kia
MG RX5 – CUV cỡ C mới giá từ 739 triệu đồng