Kết nối với chúng tôi

Khoa học

Ấn Độ lần đầu tiên đo nhiệt độ đất cực nam Mặt Trăng

Được phát hành

on

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chia sẻ những dữ liệu đầu tiên từ của cực nam Mặt Trăng, trong đó có nhiệt độ đất theo các độ sâu khác nhau.

ChaSTE (Bộ thí nghiệm Nhiệt vật lý Bề mặt của Chandra) đo nhiệt độ của lớp đất mặt gần cực nam Mặt Trăng nhằm tìm hiểu hoạt động nhiệt của bề mặt Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ của đất Mặt Trăng xung quanh cực nam được đo đạc vì Vikram là trạm đổ bộ đầu tiên trong lịch sử hạ cánh thuận lợi xuống khu vực này.

ISRO hôm 27/8 cũng đăng trên X (trước đây là Twitter) biểu đồ về sự thay đổi nhiệt độ đất Mặt Trăng ở nhiều độ sâu khác nhau. “ChaSTE có một đầu dò nhiệt độ trang bị cơ chế đâm xuyên có kiểm soát với khả năng xuống tới độ sâu 10 cm dưới bề mặt. Đầu dò được gắn 10 cảm biến nhiệt riêng lẻ”, tổ chức này cho biết.

“Biểu đồ minh họa sự thay đổi nhiệt độ của khu vực bề mặt/gần bề mặt Mặt Trăng ở các độ sâu khác nhau, được ghi lại trong quá trình đầu dò đâm xuống. Đây là dữ liệu đầu tiên thuộc loại này về cực nam Mặt Trăng. Các quan sát chi tiết đang được tiến hành”, ISRO giải thích thêm.

Trong biểu đồ, nhiệt độ dao động từ -10 độ C đến 60 độ C. Nhiệt độ bề mặt khoảng 50 độ C và khi xuống 8 cm là -10 độ C, nghĩa là nhiệt độ giảm dần theo độ sâu.

Người đứng đầu ISRO, S. Somnath, trước đó giải thích rằng cực nam Mặt Trăng được chọn làm địa điểm thí nghiệm vì khu vực bí ẩn này có tiềm năng trở thành nơi sinh sống của con người trong tương lai. Cực nam Mặt Trăng ít được Mặt Trời chiếu sáng hơn. Giờ đây, Vikram đã cung cấp bức tranh rõ ràng về nhiệt độ đất và sự thay đổi nhiệt độ, giúp giới khoa học đánh giá tiềm năng thực sự của đất ở cực nam Mặt Trăng.

Trạm đổ bộ Vikram của tàu Chandrayaan-3 đáp xuống gần cực nam Mặt Trăng hôm 23/8, mang theo 4 công cụ khoa học. Ngoài công cụ thăm dò nhiệt, trạm đổ bộ còn có công cụ giúp nghiên cứu tầng điện ly, một tầng trong khí quyển loãng của Mặt Trăng, chứa đầy electron và ion hình thành chủ yếu do bức xạ Mặt Trời. Công cụ thứ ba là địa chấn kế, dùng để cảm nhận các trận động đất gần địa điểm hạ cánh. Công cụ cuối cùng là một bộ phản xạ ngược laser thụ động của NASA với chức năng tìm hiểu động lực học của hệ thống Mặt Trăng.

Bình thường, nhiệt độ trên Mặt Trăng có thể lên tới 120 độ C vào ban ngày ở khu vực xích đạo và giảm mạnh xuống còn -130 độ C vào ban đêm. Tại một số điểm nhất định gần các cực Mặt Trăng, nhiệt độ thậm chí có thể giảm mạnh hơn, xuống tới -253 độ C, theo NASA.

Một lý do dẫn đến mức nhiệt khắc nghiệt này là Mặt Trăng không có khí quyển dày để cách nhiệt. Việc thiếu “tấm chăn khí” này cũng đồng nghĩa các hố trũng và những cấu trúc ấn tượng không bị xói mòn như ở Trái Đất. Thêm vào đó, hướng của trục Mặt Trăng khiến ánh sáng Mặt Trời chỉ sượt qua các cực. Địa hình ở các cực Mặt Trăng chứa đầy khe rãnh và hố trũng không xói mòn, tạo ra các vùng vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Việc thiếu ánh sáng Mặt Trời khiến các vùng tối trở nên cực kỳ lạnh với mức nhiệt thấp bậc nhất trên Mặt Trăng.

Thu Thảo (Theo Hindustan Times)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khoa học

Con voi hiếm nhất thế giới

Được phát hành

on

AnhDù Motty chết chưa đầy hai tuần sau khi chào đời năm 1978, nó vẫn giữ vững danh hiệu khác thường trong sách Kỷ lục Thế giới Guinness, đó là “con voi hiếm nhất thế giới”, theo IFL Science.

Motty là trường hợp duy nhất được xác nhận là con lai giữa voi châu Phi (Loxodonta africana) và voi châu Á (Elephas maximus). Nó chào đời ngày 11/7/1978 tại vườn thú Chester ở Anh và được đặt tên theo nhà sáng lập George Mottershead. Xác nhận thông qua mẫu vật mô lấy từ con voi đực non tí hon, cá thể này là kết quả từ sự lai ghép giữa voi châu Phi đực Jumbolino và voi châu Á cái Sheba.

Khi voi cái Sheba mang thai lần đầu, các chuyên gia không nghi ngờ nhiều về danh tính voi bố bởi Jumbolino là con voi đực duy nhất ở cùng chuồng với nó. Tuy nhiên, họ vẫn hoài nghi liệu hai loài khác nhau có thể sinh ra con non sống được hay không. Hai loài voi này không thể ghép đôi trong tự nhiên do khoảng cách địa lý khổng lồ ngăn cách phạm vi sinh sống tự nhiên của chúng trên hai châu lục khác nhau. Ngoài ra, chúng không chỉ khác loài mà còn khác cả chi, có nghĩa chúng cách nhau tương đối xa trên cây di truyền.

Voi châu Phi và voi châu Á có một số khác biệt về đặc điểm hình thể. Voi châu Phi lớn hơn, cao 3 – 4 m từ ngón chân tới vai trong khi voi châu Á chỉ cao 2 – 3,5 m. Chúng cũng có đôi tai lớn hơn nhiều, tiến hóa hoàn hảo để nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể trên đồng cỏ, thường có nhiều nếp da nhăn hơn.

Là con lai của hai loài, Motty có những đặc điểm của cả voi bố và mẹ. Hình dạng đầu và đôi tai lớn hơn giống voi châu Phi, nhưng nó cũng có 5 móng chân ở bàn chân trước và 4 móng ở bàn chân sau, đặc điểm của voi châu Á. Không may là Motty có khởi đầu không suôn sẻ từ khi chào đời. Sinh non 6 tuần, nó cực kỳ nhẹ cân và cần bác sĩ thú y chăm sóc tích cực để sống sót. Chỉ 10 ngày sau khi chào đời, nó chết vì viêm ruột hoạt tử, một vấn đề đường ruột nghiêm trọng ở động vật mới sinh.

Motty chết vào ngày 21/7/1978. Kết quả khám nghiệm sau đó cho thấy nó nhiễm vi khuẩn E.coli ở cả ruột kết và dây rốn. Sau khi nó chết, thi thể con voi đặc biệt này được bảo quản trong bộ sưu tập tư nhân và lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London.

An Khang (Theo IFL Science)


Tiếp tục đọc

Khoa học

Hỗ trợ nghiên cứu các dự án chuyển đổi xanh – VnExpress

Được phát hành

on

Quảng NinhCác nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận cộng đồng khoa học xuất sắc thông qua quỹ ngân sách lớn tới 53,5 tỷ euro từ Horizon Europe.

Thông tin được TS Jenny Elmaco, Điều phối viên của Horizon Europe tại khu vực Asean (Euraxess Asean) chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững” trong khuôn khổ sự kiện Techconnect and Innovation Vietnam 2023, sáng 30/9.

Bà Elmaco cho hay, Euraxess Asean là một trong những doanh nghiệp có mặt ở Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu. Trong sự kiện hợp tác, kết nối giữa châu Âu và Việt Nam, châu Âu hứa dành nguồn tiền cho các nhà khoa học học tập, sau đó trở về nước cống hiến.

Một trong gợi ý bà đưa ra cho các nhà khoa học muốn tìm kiếm thông tin, có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu lưu trữ của Horizon Europe (chân trời châu Âu). Chương trình của Uỷ ban liên minh châu Âu dành cho các nhà nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, tập trung vào các vấn đề biến đổi khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững, hỗ trợ chính sách về đổi mới, đồng thời giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy công nghệ xuất sắc. “Đây là cơ hội học tập, kết nối và chia sẻ thông tin giúp các nhà nghiên cứu trẻ, doanh nghiệp gia nhập cộng đồng nhà khoa học”, bà nói.

Một trong những trụ cột của chương trình là khoa học xuất sắc, nhằm củng cố mở rộng các cơ sở giáo dục nghiên cứu tiên phong. Nơi hội tụ các hội đồng nghiên cứu giỏi nhất, nhà khoa học nổi tiếng, với nhiều doanh nghiệp lớn tham gia. Các nhà khoa học có thể đến từ nhiều nhóm ngành, không chỉ có y tế mà còn có ngành sáng tạo, văn hóa, điện tử, kinh tế sinh học, nông nghiệp và môi trường.

Đơn vị có nguồn ngân sách lớn tới 53,5 tỷ euro, được phân bổ cho từng lĩnh vực, sẵn sàng mang tới cơ hội mở cho các nhà khoa học. Một điểm lưu ý là các cá nhân cần thực hiện nghiên cứu với một đối tác hỗ trợ ở châu Âu, nghiên cứu cũng phải được thực hiện ở các quốc gia thành viên châu Âu.

Đơn cử, Quỹ Marie Curie Action có chức năng chính là đào tạo kỹ năng và phát triển nghề nghiệp. Tại đây, các nhà khoa học không quan trọng là 25 tuổi hay 60 tuổi, không giới hạn trong một vài ngành nghiên cứu, họ được đánh giá dựa trên thời gian dành cho các công tác nghiên cứu. Hiện Việt Nam có khoảng 15-18 dự án tham gia quỹ này.

Những cá nhân tham gia chương trình tiến sĩ có thể tìm đến chương trình đối ứng để học ở châu Âu. Sau học tiến sĩ 8 năm có thể tiếp tục chương trình tiếp cận cộng đồng. Trong trường hợp đối tác ở châu Âu sẵn sàng tài trợ, các nhà khoa học có thể tự tiến hành và đưa theo gia đình đến châu Âu, có trợ cấp cho gia đình đi cùng. Chương trình cũng có học bổng sau tiến sĩ, là những hành động đơn phương để xin học bổng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể cử nhân viên sang châu Âu để học tập, đào tạo, sau đó trở về Việt Nam cống hiến.

Hoặc quỹ nghiên cứu ERC hỗ trợ các nhà nghiên cứu đi đầu cũng có cơ chế tài trợ mở cho các nhà nghiên cứu Việt Nam sang châu Âu. “Các nhà nghiên cứu có thể nhận tới 2,5 triệu euro dành cho các nhà nghiên cứu, tiêu chí tiên quyết để được lựa chọn vẫn là nghiên cứu thực sự xuất sắc”, bà nói và gợi ý có thể đồng thời xin hỗ trợ từ nhiều quỹ khác nhau trong chương trình.

TS Jenny Elmac cho biết, Horizon Europ có cơ chế mở đối với Việt Nam, nếu cơ quan và tổ chức nào có hứng thú thì có thể vào website của tổ chức xem các nội dung. Ngoài ra, để tham gia các tổ chức tại Việt Nam cần tìm đối tác ở EU, sau đó kết hợp với nhau và nộp đề xuất cho quỹ.

Bà cho biết, trong website của chương trình hợp tác quốc tế cũng có những câu chuyện thành công và nhận được quỹ. Thực tế, nhiều tổ chức khi đã đăng ký thường sẽ hứng thú đăng ký lần nữa, nên các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo để tìm kiếm đối tác, kết hợp với họ để nộp đề xuất. Các nhà khoa học Việt cũng có thể liên hệ tổ chức nghiên cứu, trường đại học, cùng nhau xây dựng đề xuất ở các trụ cột của chương trình. “Đây là điểm xuất phát để chúng ta có thể hợp tác với nhau. Chương trình này dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai”, TS Jenny Elmac chia sẻ thêm.

Ở góc độ tài chính, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thông tin IFC đã hỗ trợ cho nhiều dự án, trong đó cho vay 76 tỷ USD đối với công trình xanh. Tại Việt Nam, năm vừa qua IFC đã cho vay được 300 triệu USD, góp phần giúp Việt Nam mở rộng thị trường công trình xanh đa dạng từ nhà kho nhà xưởng, trường học, bệnh viện hay các công trình thương mại, thậm chí nhà ở cho người thu nhập thấp đều có thể được đánh giá xanh và cho vay ưu đãi.

Nhắc đến cơ hội dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ xanh, bà Diệp cho hay tổ chức có rất nhiều gói tài chính cho startup. IFC có gói đầu tư trực tiếp nhưng bà cho biết hầu hết các đơn vị khởi nghiệp đều khó có thể đáp ứng yêu cầu về đầu tư này. Vì vậy, IFC có nhiều gói đầu tư khác qua các ngân hàng thương mại phù hợp hơn với doanh nghiệp startup. Ví dụ như gói đầu tư tài chính xanh qua VPBank, IFC đầu tư cho ngân hàng này và ngân hàng sẽ giải ngân cho startup; hay doanh nghiệp có chủ là phụ nữ có thể lựa chọn gói đầu tư qua Ngân hàng SeAbank.

Bà Diệp nhắc tới tiêu điểm công nghệ với xu hướng công nghệ vật liệu mới, năng lượng xanh được trình diễn tại sự kiện. Theo bà, các giải pháp có tác động ở từng lĩnh vực, như sơn bức RARE, sơn phủ nhiệt hay công nghệ chuyển đổi rác thải, thép xanh, xi măng xanh, đèn chiếu sáng Rang Đông… giúp các đơn vị tiếp cận với công nghệ xanh, tạo khả năng liên kết hỗ trợ lớn trong mạng lưới về công trình xanh.

Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect & Innovation Vietnam 2023) có chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững”. Sự kiện năm nay do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân Quảng Ninh chỉ đạo, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh là đơn vị tổ chức.

Chương trình diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9, được thiết kế với các hoạt động gồm các diễn đàn, hội nghị trao đổi thông tin về chủ đề kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình diễn sản phẩm và tiêu điểm công nghệ, kết nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu.

Như Quỳnh


Tiếp tục đọc

Khoa học

Cuộc chiến chống cá sư tử xâm hại trên biển Caribe

Được phát hành

on

Ở Venezuela, du khách và cộng đồng ngư dân được khuyến khích bắt và ăn thịt cá sư tử trước khi chúng xóa sổ những loài khác.

Có màu sắc rực rỡ bắt mắt và sở hữu nhiều gai độc, cá sư tử không chỉ có vẻ nguy hiểm mà còn là mối đe dọa đối với mọi loài cá khác ở Caribe. Tại Venezuela, William Álvarez, cư dân ở vịnh Chichiriviche de la Costa ở vùng duyên hải miền trung, đang nỗ lực dập tắt mồi đe dọa này. Anh cũng khuyến khích du khách và những người khác trong cộng đồng ngư dân bắt và ăn cá sư tử nhằm kiểm soát sự lan rộng của chúng. Cá sư tử đang tiêu diệt những loài cá ăn thực vật rất quan trọng với rạn san hô và kế sinh nhai của cư dân ven biển, Guardian hôm 26/9 đưa tin.

Cá sư tử tình cờ du nhập vào khu vực từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi chúng sinh sống cùng với thiên địch như cá chình moray, cá mập, cá mú và cá cóc. Nhưng ở biển Caribe, chúng không có kẻ thù tự nhiên. Những vạch sọc màu cam tươi, nâu và đen bao phủ cơ thể cá sư tử cùng với gai độc đóng vai trò như tín hiệu cảnh báo các loài khác muốn ăn thịt chúng.

“Đó không phải loài cá dễ bắt. Nếu nó mắc vào lưới, bạn có nguy cơ bị thương bởi gai độc và không thể làm việc suốt vài ngày”, Rafael Mayora, người làm việc cùng Álvarez, chia sẻ. “Đó là lý do nhiều ngư dân quyết định không tới gần chúng. Sự hiện diện của chúng cũng là nguy cơ đối với du khách”.

Do ngư dân thường tránh xa cá sư tử và chúng sinh sản quá nhanh, cách 4 ngày lại đẻ tới 30.000 quả trứng, số lượng loài này tăng vọt rất dễ thấy. Theo Álvarez, kỹ thuật phù hợp nhất để bắt cá sư tử là dùng giáo mác hoặc lao móc, nhưng đó là một quá trình tốn thời gian. “Bạn không thể thả lưới và kéo chúng lên. Bạn phải phóng giáo mác vào từng con một”, Álvarez nói. Anh khuyến khích mọi người bắt và ăn thịt cá sư tử thông qua các mạng xã hội và giới thiệu ý tưởng với du khách cũng như người dân địa phương. “Tôi bắt cá sư tử mọi lúc. Đôi khi, tôi chế biến cá để bán, thỉnh thoảng chia sẻ với gia đình, nhưng tôi luôn có cá sư tử tươi trong tủ đông”, Álvarez chia sẻ.

Cá sư tử, động vật bản xứ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trở thành một trong những loài xâm hại gây thiệt hại lớn nhất hành tinh. Là động vật ăn thịt phàm ăn, chúng lan rộng khắp hệ thống rạn đá ở Đại Tây Dương, vịnh Mexico và Caribe ở tốc độ đáng kinh ngạc, đẻ hàng nghìn quả trứng mỗi ngày và hai triệu quả một năm. Chúng ăn những loài cá nhỏ hơn có giá trị thương mại như cá chỉ vàng và cá mú hoặc loài duy trì sự khỏe mạnh của rạn san hô. Các chuyên gia bảo tồn khuyến khích người dân ăn thịt cá sư tử xâm hại hiện nay đã lan tới Địa Trung Hải với nhiều giải đi săn thường niên ở Florida và Caribe.

An Khang (Theo Guardian)


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng