Hai bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cấp cứu. Theo gia đình, chị V. và cháu M. đã uống 4 viên vitamin A vào buổi sáng. Các dấu hiệu bất thường xảy ra sau uống khoảng 30 phút. Thấy vậy, gia đình đã cho hai người uống thuốc chống nôn nhưng tình trạng bệnh không đỡ.

Khoảng 1 giờ trước khi vào viện, một người xuất hiện tình trạng khó thở, chân tay co quắp; người còn lại tiếp tục nôn và đau đầu nhiều. Họ được đưa vào trạm y tế gần nhà xử trí cấp cứu rồi chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy điều trị với chẩn đoán theo dõi ngộ độc vitamin A.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phùng Thị Thúy Nga, Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, 2 người bệnh rất may mắn được phát hiện và xử trí kịp thời; nếu xử trí muộn có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận. 

Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu (khác với loại vitamin tan trong nước như B, C…), có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A với lượng lớn hoặc kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể bị dư thừa (do khó đào thải), gây nguy cơ ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu… Trẻ nhỏ khi bị ngộ độc vitamin A liều cao cấp tính có thể bị co giật, thóp phồng, nôn… Do đó, bác sĩ Nga khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng vitamin A khi không có chỉ định.

Thực tế, nhiều người thường suy nghĩ vitamin có ích cho sức khỏe, đặc biệt với sự phát triển của trẻ nhỏ, nên đã bổ sung vô tội vạ khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, dẫn tới những hệ lụy nguy hại. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cũng từng nhiều lần tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc vitamin D, suy thận cấp do uống quá liều trong thời gian dài.

Sự cố khiến 4 người một nhà phải đi cấp cứuBình gas bị rò khí phát nổ, lửa cháy lan khiến 4 người trong một gia đình bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu, trong đó nặng nhất là bé trai 7 tuổi.


Share.
Exit mobile version