Kết nối với chúng tôi

Giáo dục

Quận nào rộng nhất Hà Nội?

Được phát hành

on

Thứ tư, 30/8/2023, 20:00 (GMT+7)

Quận này có diện tích hơn 60 km2, rộng nhất trong số 12 quận nội thành của Hà Nội.

Dương Tâm (Tổng hợp)



Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giáo dục

Cha giấu giấy báo nhập học, con gái phải đi làm công nhân

Được phát hành

on

Trung QuốcWang Yanxia, 32 tuổi, bất ngờ phát hiện thư mời nhập học cấp ba từ 17 năm trước đã bị cha giấu đi, khiến cô phải nghỉ học.

Wang tìm thấy lá thư ở nhà bố mẹ khi sắp xếp lại những bức ảnh thời thơ ấu. Cô từng là vận động viên hạng hai quốc gia với sự nghiệp triển vọng. Wang khao khát được theo học chuyên ngành thể thao tại ngôi trường trung học mơ ước nhưng không nhận được thư báo trúng tuyển. Nghĩ rằng mình đã bị trường từ chối, Wang từ bỏ khát vọng, nghỉ học sau khi hết lớp 9 và trở thành công nhân nhà máy.

Vì vậy, khi nhìn thấy lá thư, Wang choáng váng, đầu óc trống rỗng.

Theo bức thư, năm 2006, Wang đã được nhận vào học chuyên ngành thể thao tại trường Trung học cơ sở số 3 Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Một giấy tờ khác mà Wang tìm thấy viết rằng gia đình cô sẽ phải trả 7.800 NDT (1.070 USD) học phí và phí chọn trường.

Wang gặp cha để hỏi tại sao ông lại giấu bức thư. Người cha tỏ ra xấu hổ. Ông giải thích: “Nói với con cũng không có ích gì. Cha không có đủ tiền để trả”.

Chồng của Wang, người đã biết cô từ thời cấp hai, cho biết bố mẹ vợ của anh đều bị khuyết tật, không có nổi 10.000 NDT tiền tiết kiệm.

Wang nói cô hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình vào thời điểm đó, nhưng vẫn “rất đau lòng” vì cha đã không nói cho cô biết sự thật. Với Wang, không được học tại ngôi trường mơ ước là điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời.

Video của Wang nhận được hơn 5 triệu lượt xem chỉ riêng trên mạng xã hội Douyin, tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc phân biệt giới tính và trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.

“Cô ấy có thể tự từ bỏ, nhưng cha cô ấy không được tước bỏ quyền lựa chọn của con mình. Những gì ông ấy che giấu không chỉ là lá thư nhập học mà còn là tương lai của con”, một người trên mạng xã hội Weibo viết.

“Thật thiếu hiểu biết. Học tập gần như là con đường duy nhất mà một người bình thường phải đi để thành công. Cô ấy có thể nộp đơn xin trợ cấp”, một người khác nói.

Nhưng cũng có người thông cảm: “Tôi có thể hiểu cho người cha. Nếu thực sự ích kỷ đến vậy, ông ấy đã vứt thư nhập học đi thay vì giữ lại”.

Một số người lại chú ý đến chi tiết Wang có một người em trai. Dù Wang không tiết lộ trình độ học vấn của em, nhiều người cho rằng câu chuyện của cô là một ví dụ về truyền thống trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.

Theo Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2023 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ giới tính khi sinh chênh lệch nhất, hiện ở mức 0,89, tức 100 nam trên 89 nữ.

Tin tức về việc những cô gái trẻ bị cha mẹ ép trả tiền học và chi phí sinh hoạt cho anh hoặc em trai không hiếm ở nước này. Nhiều phụ huynh có trình độ học vấn thấp vẫn thích con trai hơn, cho rằng đó mới là những người nối dõi tông đường.

Khánh Linh (Theo SCMP)


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Chọn ngành Tài chính ngân hàng hay Toán kinh tế?

Được phát hành

on

Em phân vân giữa học ngành Tài chính ngân hàng để làm phân tích tài chính hoặc học Toán kinh tế để làm quản trị rủi ro.

Chào mọi người, năm nay em học lớp 12, đang phân vân chọn ngành. Hiện em có hai hướng đi. Một là học ngành Tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế Quốc dân rồi thi lấy CFA – chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Sau đó, em sẽ làm phân tích tài chính.

Hai là em học ngành Toán kinh tế, cũng của Đại học Kinh tế Quốc dân, thi FRM – chứng chỉ hành nghề quốc tế dành cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính, sau đó đi làm về quản trị rủi ro.

Ngành Quản trị rủi ro có vẻ còn khá mới ở Việt Nam, tương lai 5 năm nữa có thể sẽ cần nhiều nhân lực. Trong khi em thấy các anh chị học Toán kinh tế chủ yếu ra làm về khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu. Có anh chị nào làm quản trị rủi ro có thể cho em lời khuyên không ạ?

Em cũng khá phân vân vì học Toán kinh tế thì không có các học phần chuyên sâu về tài chính, chứng khoán như Tài chính ngân hàng.

Em cảm ơn mọi người.

Mai Anh


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Được phát hành

on

Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng