Giáo dục
‘Nhiều tổ chức giáo dục Australia coi Việt Nam là thị trường ưu tiên’
Được phát hành
4 tuần trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Nền kinh tế đang phát triển với sự gia tăng tầng lớp trung lưu khiến nhiều tổ chức giáo dục Australia coi Việt Nam là thị trường ưu tiên, theo Phó tổng lãnh sự nước này tại TP HCM.
Bà Rebecca Ball, Phó tổng lãnh sự Australia tại TP HCM, nhận định Việt Nam là nước có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á nên có nhu cầu lớn về du học.
“Ước tính, người Việt Nam chi 3-4 tỷ USD (72-96 nghìn tỷ đồng) mỗi năm cho việc học tập ở nước ngoài”, bà Rebecca nói.
Theo bà, sau khi mở của biên giới cuối năm 2021, nhiều tổ chức giáo dục và đào tạo của Australia đã đến Việt Nam gặp gỡ đối tác, học sinh, sinh viên. Gần nhất, hồi đầu tháng 8, Đại học Quốc gia Australia (ANU) – trường xếp thứ tư ở nước này, theo QS 2024, lần đầu tiên tổ chức ngày hội thông tin ở Việt Nam và cũng thu hút đông học sinh, phụ huynh tham dự.
Thống kê của Bộ Giáo dục Australia hồi tháng 3 cho thấy Việt Nam đứng thứ 5 về số sinh viên quốc tế, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Colombia. Tính đến tháng 5, hơn 25.800 sinh viên Việt Nam ở Australia. Số lượng đăng ký khóa học của sinh viên Việt tăng trưởng 68% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Rebecca cho hay, du học sinh Việt quan tâm nhiều nhất đến các ngành Quản lý, Thương mại và Công nghệ thông tin. Ngoài ra, nhu cầu với các khóa học về Y tế, Khoa học thể chất và Kỹ thuật tiếp tục tăng so với trước.
“Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ học sinh Việt Nam và phụ huynh”, bà Rebecca nói.
Hiện, 95% số đại học của Australia được xếp hạng thế giới. Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide và Canberra nằm trong top 30 bảng xếp hạng thành phố tốt nhất cho sinh viên năm 2024 của QS.
Bà Rebecca nói Australia còn có nhiều ưu đãi cho sinh viên Việt Nam, trong đó có học bổng chính phủ, học bổng từ chính quyền địa phương và các đại học.
Australia cũng tăng số giờ làm thêm cho sinh viên từ 40 giờ mỗi hai tuần lên 48 giờ, kể từ ngày 1/7. Chính phủ đã công bố danh sách các khóa học/ngành học được phép gia hạn visa tạm trú (Thị thực sau đại học loại 485). Theo đó, thời gian cho du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp sẽ tăng từ 2 lên 4 năm với một số chương trình cử nhân; từ 3 lên 5 năm với một số chương trình thạc sĩ và từ 4 lên 6 năm với tất cả chương trình tiến sĩ.
Những ngành/nghề được ở lại Australia làm việc 4-6 năm
“Việc đánh giá thị thực cũng có nhiều bước cải tiến dành cho sinh viên Việt Nam như thời gian xử lý nhanh hơn”, Phó tổng lãnh sự nói.
Theo Khảo sát năm 2022 của QILT (Chỉ số chất lượng cho học tập và giảng dạy) được tài trợ bởi Bộ Giáo dục Australia, hơn 58% du học sinh Việt tham gia cho biết làm toàn thời gian sau tốt nghiệp. Họ nhận lương trung bình khoảng 60.000 AUD (hơn 928 triệu đồng) một năm – bằng mức trung bình của sinh viên quốc tế.
Australia hiện thu hút hơn 610.000 sinh viên quốc tế, thu về 25,5 tỷ USD cho nền kinh tế, theo thống kê năm 2022.
Nhiều đại học Australia từ năm nay xét thẳng học sinh Việt Nam bằng điểm học tập và chứng chỉ tiếng Anh thay vì yêu cầu thêm bài thi chuẩn hóa hoặc học dự bị như trước. Chi phí du học Australia trung bình khoảng 40.000 – 60.000 AUD (0,6-1 tỷ đồng) một năm ở bậc đại học.
Bình Minh
Bạn có thể thích
Giáo dục
Cha giấu giấy báo nhập học, con gái phải đi làm công nhân
Được phát hành
42 phút trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Trung QuốcWang Yanxia, 32 tuổi, bất ngờ phát hiện thư mời nhập học cấp ba từ 17 năm trước đã bị cha giấu đi, khiến cô phải nghỉ học.
Wang tìm thấy lá thư ở nhà bố mẹ khi sắp xếp lại những bức ảnh thời thơ ấu. Cô từng là vận động viên hạng hai quốc gia với sự nghiệp triển vọng. Wang khao khát được theo học chuyên ngành thể thao tại ngôi trường trung học mơ ước nhưng không nhận được thư báo trúng tuyển. Nghĩ rằng mình đã bị trường từ chối, Wang từ bỏ khát vọng, nghỉ học sau khi hết lớp 9 và trở thành công nhân nhà máy.
Vì vậy, khi nhìn thấy lá thư, Wang choáng váng, đầu óc trống rỗng.
Theo bức thư, năm 2006, Wang đã được nhận vào học chuyên ngành thể thao tại trường Trung học cơ sở số 3 Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Một giấy tờ khác mà Wang tìm thấy viết rằng gia đình cô sẽ phải trả 7.800 NDT (1.070 USD) học phí và phí chọn trường.
Wang gặp cha để hỏi tại sao ông lại giấu bức thư. Người cha tỏ ra xấu hổ. Ông giải thích: “Nói với con cũng không có ích gì. Cha không có đủ tiền để trả”.
Chồng của Wang, người đã biết cô từ thời cấp hai, cho biết bố mẹ vợ của anh đều bị khuyết tật, không có nổi 10.000 NDT tiền tiết kiệm.
Wang nói cô hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình vào thời điểm đó, nhưng vẫn “rất đau lòng” vì cha đã không nói cho cô biết sự thật. Với Wang, không được học tại ngôi trường mơ ước là điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời.
Video của Wang nhận được hơn 5 triệu lượt xem chỉ riêng trên mạng xã hội Douyin, tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc phân biệt giới tính và trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.
“Cô ấy có thể tự từ bỏ, nhưng cha cô ấy không được tước bỏ quyền lựa chọn của con mình. Những gì ông ấy che giấu không chỉ là lá thư nhập học mà còn là tương lai của con”, một người trên mạng xã hội Weibo viết.
“Thật thiếu hiểu biết. Học tập gần như là con đường duy nhất mà một người bình thường phải đi để thành công. Cô ấy có thể nộp đơn xin trợ cấp”, một người khác nói.
Nhưng cũng có người thông cảm: “Tôi có thể hiểu cho người cha. Nếu thực sự ích kỷ đến vậy, ông ấy đã vứt thư nhập học đi thay vì giữ lại”.
Một số người lại chú ý đến chi tiết Wang có một người em trai. Dù Wang không tiết lộ trình độ học vấn của em, nhiều người cho rằng câu chuyện của cô là một ví dụ về truyền thống trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.
Theo Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2023 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ giới tính khi sinh chênh lệch nhất, hiện ở mức 0,89, tức 100 nam trên 89 nữ.
Tin tức về việc những cô gái trẻ bị cha mẹ ép trả tiền học và chi phí sinh hoạt cho anh hoặc em trai không hiếm ở nước này. Nhiều phụ huynh có trình độ học vấn thấp vẫn thích con trai hơn, cho rằng đó mới là những người nối dõi tông đường.
Khánh Linh (Theo SCMP)
Giáo dục
Chọn ngành Tài chính ngân hàng hay Toán kinh tế?
Được phát hành
4 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Em phân vân giữa học ngành Tài chính ngân hàng để làm phân tích tài chính hoặc học Toán kinh tế để làm quản trị rủi ro.
Chào mọi người, năm nay em học lớp 12, đang phân vân chọn ngành. Hiện em có hai hướng đi. Một là học ngành Tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế Quốc dân rồi thi lấy CFA – chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Sau đó, em sẽ làm phân tích tài chính.
Hai là em học ngành Toán kinh tế, cũng của Đại học Kinh tế Quốc dân, thi FRM – chứng chỉ hành nghề quốc tế dành cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính, sau đó đi làm về quản trị rủi ro.
Ngành Quản trị rủi ro có vẻ còn khá mới ở Việt Nam, tương lai 5 năm nữa có thể sẽ cần nhiều nhân lực. Trong khi em thấy các anh chị học Toán kinh tế chủ yếu ra làm về khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu. Có anh chị nào làm quản trị rủi ro có thể cho em lời khuyên không ạ?
Em cũng khá phân vân vì học Toán kinh tế thì không có các học phần chuyên sâu về tài chính, chứng khoán như Tài chính ngân hàng.
Em cảm ơn mọi người.
Mai Anh
Giáo dục
Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam
Được phát hành
7 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Ukraine kêu gọi ông Trump công bố kế hoạch hòa bình

Nhà đầu tư chờ đợi gì ở cuộc họp của Fed?

Nhà máy nhiệt mặt trời tập trung lớn nhất châu Âu

Đấu giá mũ của Michael Jackson khi diễn moonwalk

Klopp lập thêm kỷ lục với Liverpool

Những giải đáp về quyền sở hữu biển số ôtô ‘siêu đẹp’

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Doanh nghiệp thua lỗ vì nông dân hủy cọc bán sầu riêng

Cô gái Việt tốt nghiệp xuất sắc ngành sáng tạo ở Mỹ

Mỹ treo thưởng 25.000 USD để bắt phạm nhân vượt ngục ‘người nhện’

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Thể thao7 ngày trước kia
Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’
-
Pháp luật7 ngày trước kia
Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn
-
Số hóa7 ngày trước kia
Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu
-
Video4 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?
-
Giáo dục6 ngày trước kia
Gen Z chia sẻ bí quyết tốt nghiệp đại học sớm
-
Số hóa7 ngày trước kia
Giá iPhone 15 tại Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới?
-
Số hóa4 ngày trước kia
Tốc độ 5G trên iPhone 15 Pro nhanh hơn 14 Pro thế nào