Kết nối với chúng tôi

Giáo dục

Nhiều thanh niên Anh hoãn vào đại học để trải nghiệm xã hội

Được phát hành

on

Số thanh niên đăng ký xét tuyển đại học xong để đó một năm, dành thời gian gap year đi du lịch hoặc học nghề, tăng lên cao nhất trong hơn chục năm qua.

Britt Dewing, 19 tuổi, người sắp kết thúc năm tạm nghỉ (gap year), cho rằng đây là lựa chọn phổ biến của thế hệ mình vì cảm thấy đã bỏ lỡ nhiều trải nghiệm xã hội trong những năm bị mắc kẹt ở nhà.

“Tôi nghĩ do Covid, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội làm những điều vốn rất bình thường như làm thêm, tham gia hoạt động ngoại khóa, hay chỉ đơn giản là giao lưu”, cô chia sẻ.

Năm nay, gần 73.000 học sinh nước Anh chọn như Britt. Đây là con số cao nhất trong 13 năm qua.

Mẹ của một thanh niên 18 tuổi cho biết khoảng 70% bạn bè của con không nhập học đại học vào tháng 9 năm nay. Hầu hết các em vẫn nộp đơn xét tuyển, nhưng không đi học, trong đó có con của bà. Người mẹ nhận định thế hệ trẻ hiện nay đang kiệt sức với việc học.

Giáo sư Barnaby Lenon, Chủ tịch Hội đồng các trường tư thục Anh, cũng cho rằng nhiều học sinh đã có ba năm học trong đại dịch rất mệt mỏi, nên muốn tạm nghỉ.

Ngoài lý do này, học sinh cũng dè dặt việc vào đại học vì nhiều bạn bè không có trải nghiệm tốt. Họ muốn học nghề hơn là theo đuổi bằng cấp, thứ chưa chắc mang đến thu nhập cao, theo giáo sư Lenon.

“Thiếu chỗ ở, phong tỏa do Covid, những bài giảng trực tuyến nhàm chán, giáo viên gắt gỏng, bài tập không được chấm điểm… tất cả đều ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ”, ông nói.

Thêm nữa, thanh niên Anh hiểu rằng bằng cấp không phải lúc nào cũng mang lại thu nhập cao, nhưng luôn kéo theo một khoản nợ lớn. “Đôi khi, tốt hơn là nên học nghề hoặc kiếm công việc nào đó”, giáo sư Lenon chia sẻ thêm.

Năm ngoái, tỷ lệ đầu vào đại học của thanh niên Anh lần đầu tiên giảm trong một thập kỷ, nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch. Mark Corver, đồng sáng lập DataHE, một công ty tư vấn giáo dục, dự đoán năm nay sẽ là năm thứ hai như vậy.

Một trong những hoạt động phổ biến trong năm tạm nghỉ là dành thời gian ở nước ngoài. Theo Sam Willan, Phó chủ tịch công ty du lịch StudentUniverse, nhu cầu sang nước ngoài của người trẻ Anh ngày càng lớn. Gần đây, thay vì đến các nước châu Á, thanh niên có xu hướng thăm Ấn Độ, Nam Phi, Brazil hay Peru.

“Dù tài chính gặp nhiều khó khăn, xê dịch vẫn là điều không thể bàn cãi với thế hệ này. Họ coi đây là cơ hội giúp bản thân nổi bật trong sự nghiệp phía trước”, anh cho biết.

Lucy Lynch, một chuyên gia về việc làm và hoạt động tình nguyện tại nước ngoài, cho rằng trong thời gian làm việc và du lịch, người trẻ sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng thực tiễn như quản lý thời gian, làm việc độc lập hay xử lý vấn đề. Đây đều là những kỹ năng mềm quan trọng mà người trẻ đã bỏ lỡ trong đại dịch.

“Gap year là cơ hội lớn để thanh niên va chạm với xã hội, có thêm tự tin và động lực để vượt ra khỏi vùng an toàn của mình”, Lucy nói.

Tuy nhiên, năm tạm nghỉ có thể khiến thanh niên khó quay lại với việc học. UCAS, công ty tư vấn giáo dục ở Anh, khuyên người trẻ nên xác định mục tiêu tương lai rõ ràng, từ đó lập kế hoạch tham gia các hoạt động phục vụ cho mục tiêu đó, ví dụ như làm thêm những công việc liên quan đến ngành học sau này.

Phương Anh (Theo Telegraph)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giáo dục

Thể hiện thái độ qua màu sắc trong tiếng Anh

Được phát hành

on

“Red” có thể dùng để thể hiện sự tức giận hay “green” chỉ sự ghen tỵ, trong một số thành ngữ của người Anh, Mỹ.

1. See red

“See red” được dùng với nghĩa giận dữ. Cụm từ này được cho bắt nguồn từ những trận đấu bò, trong đó đấu sĩ sẽ vẫy chiếc áo choàng đỏ để khiến một con bò đực tức giận: He sees red every time someone mentions his ex girlfriend (Anh ấy rất tức giận mỗi khi ai đó nhắc đến bạn gái cũ).

2. Paint the town red

Đây là cách nói phổ biến của người Mỹ, chỉ việc đi ra ngoài và tận hưởng cuộc sống (bằng cách uống rượu, khiêu vũ, giao lưu với bạn bè). Cụm từ được cho bắt nguồn từ thế kỷ 19, gắn với chuyện Hầu tước Waterford của Anh và một nhóm bạn sơn đỏ nhiều tòa nhà khi họ ra ngoài ăn chơi.

Ví dụ: The girls are on their way to paint the town red (Các cô gái đang lên đường đi chơi xả láng).

3. Green fingers

Người Anh cho rằng nếu một người có “những ngón tay xanh”, họ có khiếu trồng cây. Tiếng Anh – Mỹ cũng có một cụm từ là “green thumb” với nghĩa tương tự: My aunt really has some green fingers. Her yard is full of plants and flowers (Dì của tôi thực sự có tài làm vườn. Sân nhà dì trồng đầy cây và hoa).

4. Green with envy

Thời Hy Lạp cổ đại, các học giả thường liên tưởng nước da xanh của một người với bệnh tật hoặc sự ghen tị. Do đó, cụm từ “green with envy” ám chỉ một người đang ghen tị với ai đó đến mức phát ốm. Thành ngữ này có thể mang giọng điệu nghiêm túc hoặc đùa cợt, tùy thuộc vào cách người nói diễn đạt.

Ví dụ: When I heard she was promoted, I was green with envy (Khi nghe tin cô ấy được thăng chức, tôi xanh mặt vì ghen tị).

5. Out of the blue

Cụm từ này có nội dung gốc là “a bolt out of the blue sky”, tức một tia sét từ trên trời xuống. Vì vậy, chúng được dùng với nghĩa bất ngờ, không đoán trước.

Ví dụ: They decided to get married out of the blue (Họ quyết định kết hôn đột ngột).

6. Once in a blue moon

Theo Missouri State, trăng xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, xảy ra 32 tháng một lần. Thành ngữ “once in blue moon” bắt nguồn từ hiện tượng này, có nghĩa là hiếm khi, lâu lâu mới có một lần.

Ví dụ: The two friends live across the country. They only call once in a blue moon (Hai người bạn sống ở múi giờ khác nhau và cả hai đều bận rộn với công việc. Lâu lắm họ mới gọi cho nhau một lần).

7. In someone’s black books

Cụm từ này được cho bắt nguồn từ cuốn sách đóng bìa đen, ghi lại bằng chứng về các vụ bê bối trong tu viện do các ủy viên của Vua Henry VIII nước Anh ghi lại. Ngày nay, nếu tên bạn ở trong “cuốn sách đen” của một người khác tức là họ khó chịu và tức giận với bạn:

She didn’t invite some of her relatives to her wedding. Now she’s in their black books (Cô ấy không mời một số người thân đến dự đám cưới của mình. Bây giờ họ đang khó chịu với cô ấy).

8. Rose-colored glasses

Cụm từ này được hiểu đơn giản là “lăng kính màu hồng”. Để nói một người đang nhìn sự việc gì đó rất đẹp đẽ, có thể kết hợp với từ “look” hoặc “see”:

The young girl always looked at life through rose-colored glasses (Cô gái trẻ luôn nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng).

Chọn đáp án đúng để hoàn thành các câu sau:

Khánh Linh


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Quảng Bình miễn học phí tất cả cấp học

Được phát hành

on

Học sinh từ mầm non đến phổ thông công lập, tùy khu vực, được miễn học phí kỳ I hoặc cả năm học.

HĐND tỉnh Quảng Bình sáng 2/10 thông qua nghị quyết về miễn học phí năm học 2023-2024.

Học sinh ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được miễn học phí cả năm. Các khu vực còn lại, học sinh được miễn học phí kỳ I. Những trường bị giảm thu từ nguồn học phí sẽ được ngân sách hỗ trợ.

HĐND tỉnh đánh giá mặc dù dịch bệnh đã qua song gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Do đó, việc miễn học phí giúp người dân giảm bớt khó khăn.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Quảng Bình miễn học phí công lập. Khoảng 233.500 học sinh ở các cấp học được hưởng chính sách này. Học phí công lập của tỉnh hiện dao động 80-370.000 đồng/học sinh/tháng.

Hai năm qua, để giảm bớt khó khăn cho nhân dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tất cả địa phương miễn, giảm học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông với mức 50-100%.

Năm nay, nhiều địa phương đã dừng chính sách này, trừ Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nam. Theo Nghị định 81, trần học phí bậc mầm non và phổ thông ở khu vực thành thị dao động 300.000-650.000 đồng; khu vực nông thôn 100.000-330.000 đồng; vùng miền núi và dân tộc thiểu số từ 50.000 đến 220.000 đồng một tháng. So với trước đó (năm 2015), các mức trên tăng 2-5 lần.

Võ Thạnh


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Nhập nhèm các khoản thu đầu năm học

Được phát hành

on

Thấy hội phụ huynh lớp chỉ nhắc đóng quỹ, không kèm giải thích chi tiết các khoản chi 66 triệu đồng năm ngoái, chị Nhung “ba máu sáu cơn”, đứng dậy đối chất.

“Đây là năm thứ hai liên tiếp thu chi kiểu này rồi”, chị Nhung, 31 tuổi, trú quận Hà Đông, Hà Nội, bức xúc nói.

Năm ngoái, con trai chị vào lớp 1, học công lập đúng tuyến. Người mẹ nói không ý kiến gì với các khoản thu của trường, nhưng riêng quỹ hội phụ huynh “không chấp nhận được”. Trong năm con học lớp 1, chị đóng quỹ này bốn lần, tổng 1,3 triệu đồng.

“Lớp 51 học sinh, một năm đóng 66 triệu đồng tiền quỹ, trong đó tiền chi cho học sinh các ngày lễ, sinh nhật tổng khoảng 24 triệu đồng, photo tài liệu 2 triệu, còn lại không đề cập. Khi tôi yêu cầu giải ngân thì phụ huynh nói không, vì nhiều khoản nhạy cảm”, chị Nhung nói.

Người phụ nữ này cho biết số tiền 1,3 triệu đồng không quá lớn, nhưng bức xúc vì cách làm việc không rõ ràng của ban phụ huynh.

Tới buổi họp hôm 23/9, chị Nhung trông chờ năm học mới, ban phụ huynh sẽ làm việc minh bạch và rõ ràng hơn, nhưng không được giải thích về các khoản chi năm ngoái, chỉ được báo đóng tiền cho năm nay.

“Tôi không đồng ý với kiểu làm việc tiền trảm hậu tấu của ban phụ huynh, chỉ hô đóng tiền mà không hề có dự thu, dự chi. Cách làm việc này khiến tôi đặt câu hỏi về tính minh bạch trong việc thu, chi các khoản”, chị Nhung nói.

Ngoài quỹ phụ huynh, nhiều bố mẹ cũng không thoải mái vì cho rằng một số trường có các khoản không rõ ràng giữa tự nguyện và bắt buộc. Chị Hằng, 40 tuổi, sống tại Hà Nam, thuộc trường hợp này.

Đi họp phụ huynh cho con trai lớp 11 vào giữa tháng 9, người mẹ được thông báo đóng 1,4 triệu đồng, trong đó có 270.000 đồng cho 20 quyển vở ghi, bìa có in ảnh của trường. Một tuần sau, giáo viên lớp 5 của con gái cũng gửi danh mục các khoản cần nộp, bao gồm 150.000 đồng cho 15 quyển vở ô ly in logo trường.

“Cái đáng nói là giáo viên không hề thông báo rõ đây là khoản tự nguyện. Nó được đặt chung với hàng loạt khoản bắt buộc như bảo hiểm y tế, học phí”, chị Hằng nói. Theo chị, vở mua tại trường có chất lượng giấy in không tốt, bìa mỏng, dễ mủn, nên không muốn con sử dụng. Khi chị từ chối nộp khoản này, nhiều phụ huynh khác mới biết đây là khoản không bắt buộc.

Mỗi đầu năm học, hàng loạt vấn đề liên quan tới các khoản thu được phản ánh.

Tuần trước, trường THCS Tứ Hiệp, Hà Nội, phải trả lại phụ huynh hơn 160 triệu đồng quỹ cha mẹ học sinh trường vì “chưa phù hợp”. Ban đại diện lớp 1/2, trường Tiểu học Hồng Hà, TP HCM, phải trả lại 247,5 trong hơn 260 triệu đồng đã chi tiêu. Ở Hải Dương, trường THPT Thanh Miện 3 bị xác định có nhiều khoản thu không đúng, vượt mức quy định.

Theo một khảo sát được VnExpress thực hiện tháng 10/2022, trong 550 người được hỏi, 79% phản đối thu quỹ hội phụ huynh. Đa số cho rằng đây là khoản khó quản lý, dễ biến tướng.

Yêu cầu công khai các khoản thu, chi thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, đồng thời nhấn mạnh nhiều hơn vào đầu mỗi năm học – thời điểm phụ huynh phải nộp nhiều khoản cho con. Bộ cũng đã ban hành thông tư 55 năm 2011 về điều lệ hoạt động của ban phụ huynh, thông tư 16 năm 2018 về tài trợ cho các trường. Ngoài yêu cầu của Bộ, các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có những văn bản chỉ đạo riêng trong các hoạt động tài chính đầu năm học mới.

“Hành lang pháp lý để thu, chi minh bạch không thiếu, nhưng chuyện này, chuyện kia liên quan tới các vấn đề tài chính đầu năm học vẫn diễn ra”, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, một trường tư ở Hà Nội, nói.

Ông Lâm cho rằng nguyên nhân chính tới từ việc người đứng đầu nhà trường chưa làm tốt trách nhiệm của mình. Theo ông, hiệu trưởng không trực tiếp nắm giữ quỹ phụ huynh của lớp, của trường, nhưng vẫn phải có biện pháp quản lý, giám sát để các khoản này được thu đúng nguyên tắc, sử dụng đúng mục đích.

Tuy nhiên những người nắm giữ quỹ phụ huynh cũng có tâm tư riêng của họ. Từng tham gia Ban Phụ huynh lớp của con gái học THCS, chị Lan Anh, 43 tuổi, trú quận Long Biên, Hà Nội, nói “chẳng được lợi lộc gì” mà toàn gánh áp lực. Các thành viên trong Ban Phụ huynh cũng thường xuyên bị chất vấn, nghi ngờ.

Chị cho biết ngoài mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị cho lớp – những khoản mà chị gọi là “dễ thống kê”, còn có những việc tế nhị như mua hoa và quà tặng giáo viên trong ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết Nguyên đán, riêng các cô giáo có thêm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Giá hoa và quà trong những dịp này thường cao gấp 2-3 lần ngày thường, dù đã khảo sát thị trường và đặt số lượng lớn nhưng việc tốn kém là không tránh khỏi, chị nói.

“Chưa kể, không phải cửa hàng nào cũng có hóa đơn đỏ, nhiều khi chỉ là phiếu thu viết tay hoặc không có gì. Nên yêu cầu mọi khoản chi đều phải có hóa đơn là bất khả thi cho Ban Phụ huynh”, chị Lan Anh nói. Sau hai năm trong Ban, chị quyết định xin thôi vì “vừa mệt, mất thời gian lại không được các phụ huynh khác ghi nhận”.

Với việc để lẫn lộn giữa loại bắt buộc và tự nguyện, ông Nguyễn Hoàng Chương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát, tỉnh Lâm Đồng, góp ý không khó để tách bạch giúp phụ huynh. Trường cần có bản in danh mục, trong đó nói rõ khoản nào bắt buộc, khoản nào tự nguyện hoặc kêu gọi đóng góp để phụ huynh tiện theo dõi. Nếu cần, ông cho rằng hiệu trưởng có thể giải thích thêm về mức độ cần thiết, lý do đưa ra những khoản thu không bắt buộc.

“Tâm lý chung là không phụ huynh nào muốn nộp nhiều, nên cần cho họ thấy khoản đó thiết thực, cần thiết cho việc học tập của con cái. Tôi tin khi đó, phụ huynh sẽ cởi mở và cảm thấy thuyết phục”, ông Chương nói.

Nếu tính trạng thiếu minh bạch khi kêu gọi đóng góp trong nhà trường còn tiếp diễn, các nhà giáo cho rằng nhiều người sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục. Đến khi có những việc cấp bách, thực sự cần sự chung tay của phụ huynh, trường sẽ khó kêu gọi đóng góp.

Chị Nhung vừa đóng 600.000 đồng tạm thu năm học mới cho quỹ phụ huynh lớp, sau lời hứa sẽ được biết rõ từng khoản thu chi. Lời hứa này chị coi như phép thắng lợi tinh thần để tin rằng sẽ không còn thấy bất bình mỗi đầu năm học.

Thanh Hằng


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng