Kết nối với chúng tôi

Giáo dục

Học sinh ‘không được ngẩng đầu’ trong lớp học ở Trung Quốc

Được phát hành

on

Nhiều trường trung học rèn sự tập trung cho học sinh bằng cách phạt nếu các em ngẩng đầu lên khi đang làm bài.

Theo Wang Yimei, một học sinh cấp hai ở tỉnh Hà Bắc, nếu bị phát hiện, học sinh phải chịu phạt đứng nhiều giờ.

Một số giáo viên còn kiểm tra độ tập trung của học trò bằng cách cố tình tạo ra tiếng động, chẳng hạn như tiếng gõ cửa. Học sinh nào bị bắt gặp nhìn lên sẽ bị phạt.

Biện pháp này phản ánh hiện tượng “Neijuan” đang dần phổ biến ở các trường trung học tại Trung Quốc. Từ này dùng để chỉ việc một người phải nỗ lực đến kiệt sức để cạnh tranh trong cuộc sống.

“Neijuan” lan rộng khi cuộc đua vào đại học và thị trường làm việc đang diễn ra khốc liệt tại Trung Quốc. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24 đạt mức cao kỷ lục – 21,3%, hồi tháng 6.

Giữa bối cảnh trên, các trường học phải nghĩ ra nhiều giải pháp, trong đó có quy định không ngẩng đầu khi học bài, để khiến học sinh phải học chăm chỉ hơn.

Nhiều người lo ngại về biện pháp này. Họ cho rằng chúng gây nguy hiểm vì đi ngược lại phản xạ tự nhiên của con người.

Tranh cãi từng nổ ra vào năm 2016, khi một trường trung học ở tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, bị đốt phá. Những học sinh nghe thấy tiếng nổ không dám bỏ chạy vì sợ sẽ vi phạm quy tắc “không ngẩng đầu” của trường.

Nhưng nhiều trường học vẫn duy trì quan điểm học sinh phải vào đại học danh tiếng để tìm được một công việc tử tế. Các trường ép học sinh phải đạt thành tích thật cao trong học tập. Có nơi quản lý học sinh theo phong cách quân đội và loại bỏ mọi hoạt động ngoại khóa.

Ví dụ, một số trường buộc nữ sinh phải để tóc húi cua vì cho rằng tóc dài sẽ khiến các em mất tập trung vào việc học. Một số khác còn cử giáo viên theo dõi lớp học qua lỗ nhìn trộm để xem học sinh có ngủ, nghịch bút hay rung chân trong giờ học không.

Thực tế cho thấy các biện pháp này không giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Trong khi đó, mô hình giáo dục như trên để lại ảnh hưởng tiêu cực kéo dài cho học sinh.

Trên Zhihu, một diễn đàn hỏi đáp của Trung Quốc, một nữ sinh đã kể lại trải nghiệm của mình và được nhiều người hưởng ứng. Cô gái này từng học tại một trường trung học có nội quy rất nghiêm ngặt và đỗ một trường thuộc dự án 211 (dự án đầu tư xây dựng các đại học hàng đầu Trung Quốc).

Cô viết: “Bất cứ khi nào tôi nhận được kết quả học tập kém, tôi liền cảm thấy xấu hổ. Tôi còn sống với cảm giác tội lỗi dai dẳng nếu không thường xuyên học tập”.

Tuy vậy, nữ sinh tin rằng mình có thể vượt qua điều này trong tương lai.

Khánh Linh (Theo SCMP, Latestly)


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giáo dục

Cô gái đa năng tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính

Được phát hành

on

Ngân Hà giành học bổng xuất sắc mọi kỳ, có công bố quốc tế Q1, trước khi trở thành thủ khoa trường Đại học Công nghệ với điểm trung bình 3,96/4.

Dương Ngân Hà, 22 tuổi, quê Hưng Yên, là sinh viên ngành Khoa học máy tính, chương trình chất lượng cao của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với kết quả này, Hà được vinh danh thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm nay. Bảng thành tích của nữ sinh dày đặc với gần 30 danh hiệu, giải thưởng trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động ngoại khóa.

“Lúc biết tin là thủ khoa, mình cảm giác như thi xong khảo sát giữa kỳ hồi cấp hai và đạt kết quả tốt. Mình gọi điện khoe mẹ ngay”, Hà nói.

Với Hà, danh hiệu này như một dấu ấn ở thời đại học. Cô có chút tiếc nuối vì không thể dự lễ tuyên dương của thành phố vào tháng 10 do đã lên đường du học thạc sĩ theo học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu.

Hà là cựu học sinh chuyên Toán, được tuyển thẳng đại học nhờ đạt giải khuyến khích quốc gia. Sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu chương trình đào tạo của các trường, cô chọn Khoa học máy tính ở Đại học Công nghệ bởi “chương trình học cung cấp đầy đủ lý thuyết nền tảng để làm ra các sản phẩm ngầu ngầu”.

Bước vào môi trường học tập mới, giảng viên có phong cách dạy rất khác cấp ba, Hà vẫn giữ thói quen nghe giảng trên lớp đầy đủ và tích cực trao đổi với thầy cô. Bất cứ vấn đề gì không hiểu rõ trong giờ học, Hà thường ghi chú vào lề vở và cuối giờ hỏi lại.

“Hầu như buổi nào mình cũng hỏi, đến mức có hôm hết giờ là thầy nhắc nay mình có gì để hỏi không”, Hà chia sẻ.

Với nhiều môn, Hà chọn cách học mà cô tự đánh giá là “hơi khổ ải”. Dù đã nghe giảng đầy đủ, tối về học bài và nắm bắt tiến độ chương trình, đến lúc ôn thi, Hà vẫn dành 3-5 ngày để học lại toàn bộ chương trình mỗi môn, bao gồm đọc slide, đọc sách, xem lại vở viết, video, các bài trao đổi trên diễn đàn hay tài liệu thầy cô gửi.

Hà còn làm đề cương viết tay trên giấy A4 để ôn tập. Hết bốn năm, bộ sưu tập đề cương các môn của Hà lên tới 327 trang. Tuy hơi tốn thời gian và công sức, Hà cho rằng việc này hữu ích bởi luôn ngộ ra điều gì đó khi học lại.

Dù việc học ở trường khá nặng, cộng với những công việc của lớp trưởng và nhiều hoạt động ngoại khóa, từ kỳ học đầu tiên, Hà đã tham gia Phòng thí nghiệm tối ưu hóa các hệ thống lớn – ORLab. Tại đây, Hà tham gia nghiên cứu về Vận trù học, ngành học liên quan đến áp dụng các phương pháp phân tích tiên tiến để đưa ra các quyết định tốt hơn.

Hà được làm cả dự án nghiên cứu lý thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Cô đã thực hiện dự án như xếp thời khóa biểu cho học sinh THPT hay phân bổ vaccine tối ưu. Nữ sinh nhìn nhận qua mỗi dự án, cô củng cố được nhiều kiến thức, rèn kỹ năng viết văn bản khoa học, chọn lọc thông tin hay các kỹ năng mô hình vấn đề, tìm kiếm giải pháp phù hợp với nguồn tài nguyên có thể khai thác.

“Các dự án thực tế còn giúp mình nhìn thấy thế giới thực hàng ngày con người cần gì, từ đó biết mình cần học cái gì và giá trị của những cái cần học”, Hà nói.

Tham gia nghiên cứu khoa học sớm cũng giúp Hà có cơ hội thực tập tại Đại học Quản lý Singapore (SMU) với vai trò trợ lý nghiên cứu trong 3 tháng. Cô còn là tác giả đầu trong báo cáo đạt giải thưởng tại hội nghị quốc tế KSE năm 2022 – hội nghị có uy tín cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam, và một bài báo trên tạp chí “Computers & Operations Research” thuộc nhóm Q1 (những tạp chí khoa học uy tín nhất).

Tham gia nhiều hoạt động cùng lúc khiến Hà gặp áp lực trong sắp xếp thời gian. Ngoài học tập, nghiên cứu, các hoạt động của trường lớp, cô còn có những giai đoạn phải ôn thi chứng chỉ và thi một số cuộc thi trong và ngoài trường.

Tuy nhiên, Hà cũng đặc biệt yêu thích múa, dù bận cũng không bỏ buổi học nào. Đây là hoạt động xuyên suốt nhất giúp cô cân bằng cả sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt khi phải làm việc quá nhiều với máy tính. Hà cũng hay tham gia các workshop làm bánh, đan móc.

TS Hà Minh Hoàng, trưởng phòng thí nghiệm ORLab, chia sẻ do Hà tham gia rất nhiều hoạt động, ít thời gian cho nhóm nghiên cứu nên không quá ấn tượng với nữ sinh này trong thời gian đầu.

“Hà là sản phẩm của nền giáo dục đào tạo ra những con ngoan trò giỏi điển hình nhưng lại không được định hướng nghề nghiệp từ sớm”, thầy Hoàng nói.

Dần dần, thầy Hoàng nhận ra Hà có nhiều tài năng và có khả năng học kiến thức mới rất nhanh. Hà còn sẵn sàng chấp nhận thử thách, dấn thân vào những lĩnh vực mới mẻ để khám phá bản thân. Dù làm nhiều thứ, Hà làm đến nơi đến chốn và đạt được thành công nhất định.

“Đó là phẩm chất tôi ngưỡng mộ nhất ở Hà và cũng là điều mà giới trẻ hiện nay cần có để thích nghi với thế giới đầy biến động”, thầy Hoàng chia sẻ.

Hà cũng thừa nhận bản thân từng thiếu định hướng tốt. Năm cuối, khi phải chọn hướng đi tiếp theo, Hà không biết nên du học, tiếp tục nghiên cứu hay đi làm ở doanh nghiệp. Hà từng ba lần ứng tuyển vào các công ty nhưng không được nhận do chưa có kinh nghiệm phù hợp và không thể trả lời câu hỏi “gắn bó với công ty bao lâu”.

“Tâm lý lúc đó của mình là vội vàng, sợ chọn không đúng, sợ bỏ lỡ”, Hà chia sẻ.

Hiện, Hà học thạc sĩ ngành Toán ứng dụng. Theo chương trình học bổng Erasmus Mundus, Hà học kỳ đầu tại Italy, sau đó chuyển đến Áo, Đức, Tây Ban Nha và Pháp. Trong thời gian này, Hà vẫn duy trì nghiên cứu cùng nhóm ORLab.

“Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, mình dự định làm nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, kế hoạch có thể thay đổi trong quá trình tìm kiếm và học hỏi”, Hà nói.


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Thay thế cô giáo túm áo, kéo lê nữ sinh

Được phát hành

on

Hà NộiTrường THPT Đa Phúc thay giáo viên chủ nhiệm lớp 12D4, sau khi cô giáo cũ túm áo, kéo lê một nữ sinh của lớp.

Ngoài việc không chủ nhiệm và dạy môn Giáo dục công dân lớp 12D4, cô giáo này cũng thôi làm công tác tư vấn học đường, theo báo cáo của trường THPT Đa Phúc, ngày 30/9.

“Cô giáo đã nhận thức được vấn đề nghiêm trọng về việc làm của mình, đồng ý với điều chỉnh phân công nhiệm vụ”, báo cáo nêu.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sáng 2/10 cũng yêu cầu trường THPT Đa Phúc đình chỉ nữ giáo viên nói trên trong khi đợi cơ quan điều tra xác minh, kết luận chính thức về vụ việc.

Đêm 29/9, một video được chia sẻ trên diễn đàn học sinh Hà Nội gây xôn xao, thu hút hơn 20.000 lượt tương tác. Trong video, cô giáo mặc áo hồng, một tay cầm điện thoại, một tay nắm cổ áo nữ sinh đang nằm gục trước cửa lớp, lôi giật vào phía trong. Nữ sinh khóc, không thể tự đứng dậy, còn cô giáo nói “Cô đừng làm người khác nhục mặt vì cô nhé”. Xung quanh có nhiều học sinh chứng kiến.

Theo bản tường trình của cô giáo này, nữ sinh (bí thư lớp 12D4) được giao nhiệm vụ đặt bánh sinh nhật cho lớp, nhưng đã “đặt bánh khác với thống nhất cùng cô”. Sáng 29/9, sau khi trao đổi, cô bảo nữ sinh này ra đứng ở cửa lớp, tự giải quyết chiếc bánh mình đặt.

“Lớp kê bàn ghế và bày cỗ xong, nữ sinh thấy cô giáo đi ra thì quỳ trước cửa lớp. Cô bảo em đứng lên, nhưng học sinh không đứng. Do sức khỏe yếu, em nằm ra cửa lớp”, bản tường trình có đoạn. Vụ việc sau đó diễn ra như video đã lan truyền trên mạng.

Trường THPT Đa Phúc đánh giá hành động kéo học sinh của cô giáo chưa chuẩn mực, chưa đúng với vị trí của giáo viên chủ nhiệm. Nữ giáo viên xác nhận đã xử lý nóng vội, gây hiểu lầm. Báo cáo nêu học sinh trong vụ việc nhận lỗi nhưng không ghi cụ thể.

Hiệu trưởng Nguyễn Duy Hiền “mong học sinh và gia đình thông cảm” về hành động của cô giáo.

Trường cho hay đã báo cáo sự việc tới công an thị trấn Sóc Sơn, đội An ninh huyện, đề nghị hỗ trợ gỡ các bài đăng, clip được lan truyền trên mạng xã hội. Ngày 30/9, cơ quan này đã làm việc với những người liên quan. Việc xử lý trách nhiệm cá nhân sẽ được thực hiện khi có kết luận của cơ quan điều tra.

Trường THPT Đa Phúc ở huyện Sóc Sơn, có khoảng 2.000 học sinh ở ba khối lớp. Điểm chuẩn đầu vào lớp 10 hàng năm của trường khoảng 6,5 điểm/môn.

Thanh Hằng

* Bản tin được cập nhật sáng 2/10


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Thể hiện thái độ qua màu sắc trong tiếng Anh

Được phát hành

on

“Red” có thể dùng để thể hiện sự tức giận hay “green” chỉ sự ghen tỵ, trong một số thành ngữ của người Anh, Mỹ.

1. See red

“See red” được dùng với nghĩa giận dữ. Cụm từ này được cho bắt nguồn từ những trận đấu bò, trong đó đấu sĩ sẽ vẫy chiếc áo choàng đỏ để khiến một con bò đực tức giận: He sees red every time someone mentions his ex girlfriend (Anh ấy rất tức giận mỗi khi ai đó nhắc đến bạn gái cũ).

2. Paint the town red

Đây là cách nói phổ biến của người Mỹ, chỉ việc đi ra ngoài và tận hưởng cuộc sống (bằng cách uống rượu, khiêu vũ, giao lưu với bạn bè). Cụm từ được cho bắt nguồn từ thế kỷ 19, gắn với chuyện Hầu tước Waterford của Anh và một nhóm bạn sơn đỏ nhiều tòa nhà khi họ ra ngoài ăn chơi.

Ví dụ: The girls are on their way to paint the town red (Các cô gái đang lên đường đi chơi xả láng).

3. Green fingers

Người Anh cho rằng nếu một người có “những ngón tay xanh”, họ có khiếu trồng cây. Tiếng Anh – Mỹ cũng có một cụm từ là “green thumb” với nghĩa tương tự: My aunt really has some green fingers. Her yard is full of plants and flowers (Dì của tôi thực sự có tài làm vườn. Sân nhà dì trồng đầy cây và hoa).

4. Green with envy

Thời Hy Lạp cổ đại, các học giả thường liên tưởng nước da xanh của một người với bệnh tật hoặc sự ghen tị. Do đó, cụm từ “green with envy” ám chỉ một người đang ghen tị với ai đó đến mức phát ốm. Thành ngữ này có thể mang giọng điệu nghiêm túc hoặc đùa cợt, tùy thuộc vào cách người nói diễn đạt.

Ví dụ: When I heard she was promoted, I was green with envy (Khi nghe tin cô ấy được thăng chức, tôi xanh mặt vì ghen tị).

5. Out of the blue

Cụm từ này có nội dung gốc là “a bolt out of the blue sky”, tức một tia sét từ trên trời xuống. Vì vậy, chúng được dùng với nghĩa bất ngờ, không đoán trước.

Ví dụ: They decided to get married out of the blue (Họ quyết định kết hôn đột ngột).

6. Once in a blue moon

Theo Missouri State, trăng xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, xảy ra 32 tháng một lần. Thành ngữ “once in blue moon” bắt nguồn từ hiện tượng này, có nghĩa là hiếm khi, lâu lâu mới có một lần.

Ví dụ: The two friends live across the country. They only call once in a blue moon (Hai người bạn sống ở múi giờ khác nhau và cả hai đều bận rộn với công việc. Lâu lắm họ mới gọi cho nhau một lần).

7. In someone’s black books

Cụm từ này được cho bắt nguồn từ cuốn sách đóng bìa đen, ghi lại bằng chứng về các vụ bê bối trong tu viện do các ủy viên của Vua Henry VIII nước Anh ghi lại. Ngày nay, nếu tên bạn ở trong “cuốn sách đen” của một người khác tức là họ khó chịu và tức giận với bạn:

She didn’t invite some of her relatives to her wedding. Now she’s in their black books (Cô ấy không mời một số người thân đến dự đám cưới của mình. Bây giờ họ đang khó chịu với cô ấy).

8. Rose-colored glasses

Cụm từ này được hiểu đơn giản là “lăng kính màu hồng”. Để nói một người đang nhìn sự việc gì đó rất đẹp đẽ, có thể kết hợp với từ “look” hoặc “see”:

The young girl always looked at life through rose-colored glasses (Cô gái trẻ luôn nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng).

Chọn đáp án đúng để hoàn thành các câu sau:

Khánh Linh


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng