Giáo dục
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Dạy tích hợp là vấn đề khó nhất
Được phát hành
1 tháng trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc dạy tích hợp là một trong những điểm nghẽn và khó khăn nhất khi triển khai chương trình mới, và có thể được điều chỉnh.
Tại cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ngày 15/8, nhiều giáo viên trung học chia sẻ ý kiến về việc dạy các môn tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo chương trình mới, học sinh THCS không còn học các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý như trước đây. Thay vào đó, các em học hai môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Hai môn này được gọi là môn tích hợp, liên môn.
Cô Hoàng Hải Vân, trường THCS Võ Thị Sáu, Khánh Hoà, cho hay việc tích hợp các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội còn bất cập khi giáo viên được đào tạo để dạy từng môn. Hiện, nhiều trường trên cả nước áp dụng cách thức “giáo viên môn nào dạy môn nấy”. Điều này khiến môn tích hợp chưa giúp học sinh phát triển toàn diện như mục tiêu đặt ra.
Cô Nguyễn Thị Thiều Hoa, giáo viên trường THCS Đặng Thai Mai, Nghệ An, cũng có ý kiến tương tự. Theo cô, giáo viên dạy đơn môn được bồi dưỡng để có thể dạy tích hợp nhưng chưa tự tin và chưa hiệu quả.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc dạy các môn tích hợp, liên môn là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là “điểm vướng, nghẽn, khó”.
Theo ông Sơn, thực tế có giáo viên đủ năng lực dạy được các hợp phần trong môn tích hợp nhưng phần nhiều vẫn dạy theo hợp phần riêng, sách giáo khoa cũng theo phần riêng biệt. Ở những vùng khó khăn, dẫu đã được tập huấn, dạy những môn học này vẫn là thách thức lớn với giáo viên.
“Khả năng cao trong thời gian ngắn sắp tới, Bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS”, ông Sơn nói.
Bộ sẽ tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để cân nhắc kỹ lưỡng. Những điều chỉnh nếu có sẽ được xem xét để không ảnh hưởng đến những chuẩn bị trong thời gian qua, không gây xáo trộn, tạo thuận lợi và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
Trước đó, tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội ngày 27/7, ông Sơn cho biết việc dạy môn tích hợp trước mắt sẽ có hai con đường. Một là quay về như cũ thành các đơn môn. Hai là vẫn kiên trì đổi mới, tính toán một lộ trình đến khi giáo viên cũ được tập huấn đầy đủ và sẽ hoàn tất. Ông cho rằng phải xem đây là vấn đề chuyên môn và cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong vấn đề này.
Cũng liên quan đến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều giáo viên quan tâm đến phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, khi lứa học sinh đầu tiên theo chương này kết thúc ba năm THPT.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết phương án thi sẽ được công bố vào quý IV năm nay, theo hướng không gây bất ngờ, sốc với phụ huynh, học sinh.
Dương Tâm – Thanh Hằng
Bạn có thể thích
-
Nhà đầu tư chờ đợi gì ở cuộc họp của Fed?
-
Những giải đáp về quyền sở hữu biển số ôtô ‘siêu đẹp’
-
Nhiều mẫu iPhone 15 ‘cháy hàng’ đợt đầu tại Việt Nam
-
Vụ ám sát châm ngòi căng thẳng Canada – Ấn Độ
-
Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
-
Ngọc Thúy thừa nhận bán 8 biệt thự trong khối tài sản tranh chấp
Giáo dục
Cha giấu giấy báo nhập học, con gái phải đi làm công nhân
Được phát hành
13 phút trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Trung QuốcWang Yanxia, 32 tuổi, bất ngờ phát hiện thư mời nhập học cấp ba từ 17 năm trước đã bị cha giấu đi, khiến cô phải nghỉ học.
Wang tìm thấy lá thư ở nhà bố mẹ khi sắp xếp lại những bức ảnh thời thơ ấu. Cô từng là vận động viên hạng hai quốc gia với sự nghiệp triển vọng. Wang khao khát được theo học chuyên ngành thể thao tại ngôi trường trung học mơ ước nhưng không nhận được thư báo trúng tuyển. Nghĩ rằng mình đã bị trường từ chối, Wang từ bỏ khát vọng, nghỉ học sau khi hết lớp 9 và trở thành công nhân nhà máy.
Vì vậy, khi nhìn thấy lá thư, Wang choáng váng, đầu óc trống rỗng.
Theo bức thư, năm 2006, Wang đã được nhận vào học chuyên ngành thể thao tại trường Trung học cơ sở số 3 Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Một giấy tờ khác mà Wang tìm thấy viết rằng gia đình cô sẽ phải trả 7.800 NDT (1.070 USD) học phí và phí chọn trường.
Wang gặp cha để hỏi tại sao ông lại giấu bức thư. Người cha tỏ ra xấu hổ. Ông giải thích: “Nói với con cũng không có ích gì. Cha không có đủ tiền để trả”.
Chồng của Wang, người đã biết cô từ thời cấp hai, cho biết bố mẹ vợ của anh đều bị khuyết tật, không có nổi 10.000 NDT tiền tiết kiệm.
Wang nói cô hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình vào thời điểm đó, nhưng vẫn “rất đau lòng” vì cha đã không nói cho cô biết sự thật. Với Wang, không được học tại ngôi trường mơ ước là điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời.
Video của Wang nhận được hơn 5 triệu lượt xem chỉ riêng trên mạng xã hội Douyin, tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc phân biệt giới tính và trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.
“Cô ấy có thể tự từ bỏ, nhưng cha cô ấy không được tước bỏ quyền lựa chọn của con mình. Những gì ông ấy che giấu không chỉ là lá thư nhập học mà còn là tương lai của con”, một người trên mạng xã hội Weibo viết.
“Thật thiếu hiểu biết. Học tập gần như là con đường duy nhất mà một người bình thường phải đi để thành công. Cô ấy có thể nộp đơn xin trợ cấp”, một người khác nói.
Nhưng cũng có người thông cảm: “Tôi có thể hiểu cho người cha. Nếu thực sự ích kỷ đến vậy, ông ấy đã vứt thư nhập học đi thay vì giữ lại”.
Một số người lại chú ý đến chi tiết Wang có một người em trai. Dù Wang không tiết lộ trình độ học vấn của em, nhiều người cho rằng câu chuyện của cô là một ví dụ về truyền thống trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc.
Theo Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2023 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ giới tính khi sinh chênh lệch nhất, hiện ở mức 0,89, tức 100 nam trên 89 nữ.
Tin tức về việc những cô gái trẻ bị cha mẹ ép trả tiền học và chi phí sinh hoạt cho anh hoặc em trai không hiếm ở nước này. Nhiều phụ huynh có trình độ học vấn thấp vẫn thích con trai hơn, cho rằng đó mới là những người nối dõi tông đường.
Khánh Linh (Theo SCMP)
Giáo dục
Chọn ngành Tài chính ngân hàng hay Toán kinh tế?
Được phát hành
3 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Em phân vân giữa học ngành Tài chính ngân hàng để làm phân tích tài chính hoặc học Toán kinh tế để làm quản trị rủi ro.
Chào mọi người, năm nay em học lớp 12, đang phân vân chọn ngành. Hiện em có hai hướng đi. Một là học ngành Tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế Quốc dân rồi thi lấy CFA – chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Sau đó, em sẽ làm phân tích tài chính.
Hai là em học ngành Toán kinh tế, cũng của Đại học Kinh tế Quốc dân, thi FRM – chứng chỉ hành nghề quốc tế dành cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính, sau đó đi làm về quản trị rủi ro.
Ngành Quản trị rủi ro có vẻ còn khá mới ở Việt Nam, tương lai 5 năm nữa có thể sẽ cần nhiều nhân lực. Trong khi em thấy các anh chị học Toán kinh tế chủ yếu ra làm về khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu. Có anh chị nào làm quản trị rủi ro có thể cho em lời khuyên không ạ?
Em cũng khá phân vân vì học Toán kinh tế thì không có các học phần chuyên sâu về tài chính, chứng khoán như Tài chính ngân hàng.
Em cảm ơn mọi người.
Mai Anh
Giáo dục
Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam
Được phát hành
6 giờ trước kiaon
Tháng Chín 22, 2023Qua
Phòng Tin tức
Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Ukraine kêu gọi ông Trump công bố kế hoạch hòa bình

Nhà đầu tư chờ đợi gì ở cuộc họp của Fed?

Nhà máy nhiệt mặt trời tập trung lớn nhất châu Âu

Đấu giá mũ của Michael Jackson khi diễn moonwalk

Klopp lập thêm kỷ lục với Liverpool

Những giải đáp về quyền sở hữu biển số ôtô ‘siêu đẹp’

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Doanh nghiệp thua lỗ vì nông dân hủy cọc bán sầu riêng

Cô gái Việt tốt nghiệp xuất sắc ngành sáng tạo ở Mỹ

Mỹ treo thưởng 25.000 USD để bắt phạm nhân vượt ngục ‘người nhện’

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Thể thao7 ngày trước kia
Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’
-
Pháp luật7 ngày trước kia
Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn
-
Số hóa7 ngày trước kia
Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu
-
Video4 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?
-
Giáo dục6 ngày trước kia
Gen Z chia sẻ bí quyết tốt nghiệp đại học sớm
-
Giải trí6 ngày trước kia
Dàn sao diện táo bạo trên thảm đỏ Vogue
-
Số hóa7 ngày trước kia
Giá iPhone 15 tại Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới?