Giáo dục
Ai giữ chức Bộ trưởng Giáo dục lâu nhất?
Được phát hành
1 tháng trước kiaon
Qua
Phòng Tin tức
Thứ tư, 16/8/2023, 20:00 (GMT+7)
Ông lấy bằng tiến sĩ ở một trong những đại học danh tiếng nhất nước Pháp, rồi về nước giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong 29 năm.
Dương Tâm (Tổng hợp)
Bạn có thể thích
Giáo dục
Chàng trai điếc có 4 bằng đại học
Được phát hành
3 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
Sinh ra trong gia đình nghèo ở Thái Bình, lại điếc một bên tai trái, Trần Việt Dũng vẫn chinh phục 4 tấm bằng đại học.
Việt Dũng hoàn thành bốn bằng đại học chính quy trong 6,5 năm, trong đó hai bằng giỏi về Kinh tế, Luật Hai bằng còn lại là cử nhân Ngôn ngữ Anh và Tài chính – Ngân hàng.
Hiện, Dũng là giáo viên dạy tiếng Anh ở TP HCM. Chàng trai 31 tuổi thi đạt 8.0 IELTS, trong đó kỹ năng Đọc đạt 9, Nghe 8.5 ở lần thi hôm 10/8. Còn với chứng chỉ TOEIC, Dũng đạt điểm tối đa – 990.
Dũng kể bị điếc một bên tai, di chứng của căn bệnh viêm màng não lúc chưa đầy một tuổi. Mãi tới năm 9 tuổi, gia đình mới phát hiện con không nghe được nhưng lúc đó đã quá muộn để can thiệp. Theo kết quả soi tai mũi họng của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016, anh Dũng bị điếc nặng tai trái.
Dù vậy, Dũng nỗ lực học và đỗ vào trường THPT chuyên Thái Bình. Ngưỡng mộ các anh chị khóa trên thi đỗ Ngoại thương nên năm 2010, anh cũng đăng ký thi vào ngôi trường này. Dũng sau đó trúng tuyển ngành Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của trường.
Vào học, anh được gặp nhiều thấy cô trẻ, chuyên môn giỏi của khoa Tài chính Ngân hàng dạy các môn chung. Được truyền cảm hứng và chia sẻ cơ hội nghề nghiệp, Dũng hứng thú, quyết định đăng ký ngành hai là Tài chính quốc tế ở cuối kỳ một năm thứ nhất.
Nhưng gần hai năm đầu, Dũng bị “khớp” giữa bạn bè học giỏi, nói tiếng Anh trôi chảy.
“Như vịt nghe sấm, nhất là các môn tiếng Anh. Một bên tai của tôi không nghe thấy gì nên đi học khổ lắm”, anh Dũng nhớ lại, cho biết hết năm thứ nhất chỉ đạt điểm trung bình học tập (GPA) 2.64/4.
Lo không theo kịp chương trình, anh tính học thêm khóa tiếng Anh ở trung tâm với học phí hơn 20 buổi là 1,6 triệu đồng, gần bằng tiền ăn một tháng gia đình chu cấp. Nhưng học một khóa chưa thể cải thiện ngay trình độ, trong khi kinh tế gia đình trông chờ vào quán nước nhỏ của mẹ và những cuốc xe ôm của bố. Anh Dũng nhận làm gia sư Toán, Lý, Hóa cho con của chủ nhà trọ và dần dần không phải xin tiền mẹ hàng tháng.
Mong muốn được học tiếng Anh nhiều, chuyên sâu nhưng học phí phải rẻ, Dũng sau đó ôn thi và đỗ ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hồi tháng 6/2012.
Năm 2014, sau khi hoàn thành chuyên ngành Kinh tế đầu tiên ở Ngoại thương, anh chọn học thêm ngành Luật. Anh Dũng giải thích học nhiều ngành vì mong muốn nổi bật trước những người khác, nhất là trong môi trường cạnh tranh của trường. Ngoài ra, khi đó, anh xác định Tài chính là nghề chính, ba bằng còn lại là phụ trợ. Muốn trở thành nhân viên tài chính giỏi, anh không chỉ cần thông thạo tiếng Anh mà còn phải hiểu biết pháp luật.
“Tôi học nhiều nhưng có định hướng. Học vì ham học để phát triển năng lực bản thân chứ không phải học để thể hiện có nhiều bằng”, anh Dũng chia sẻ.
Dũng cho hay có giai đoạn, anh đăng ký 16 môn, 44-48 tín chỉ/kỳ, ở cả ba ngành. Trùng lịch học và lịch thi diễn ra thường xuyên.
“Áp lực thi cử làm tôi phát điên, tính bỏ trường Ngoại ngữ. Nhưng nhớ đến ngày xưa mẹ khát khao học tiếng Nga mà không có điều kiện, tôi lại quyết tâm học thay phần của mẹ”, anh Dũng cho hay. Thời gian biểu của Dũng luôn bắt đầu từ 6h đến 2h hôm sau trong suốt 7 năm.
Để nghe được bài giảng, anh luôn phải đến lớp sớm, ngồi bàn đầu và ghi âm rồi tối nghe lại. Theo anh Dũng, từ nhỏ anh không phải đeo máy trợ thính nên có thể đoán được các cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, với môn tiếng Anh, vì nghe không chuẩn nên anh khó phát âm đúng.
Để rèn hai kỹ năng này, anh áp dụng phương pháp Shadowing (nhại) và luôn nghe ba lần. Lần đầu nghe với tai nghe cho đến khi thuộc kịch bản, lần hai nghe loa ngoài và lần ba bật từng câu rồi nhắc lại cho đến khi phát âm giống trong băng.
“Cách này rất mất thời gian song hiệu quả. Điếc là một bất lợi nhưng trong hoàn cảnh của tôi hóa ra lại cho tôi tính kiên trì trong việc học”, anh Dũng nói.
Năm 2017, học xong bốn bằng, Dũng vào Sài Gòn làm cho một công ty tài chính nhưng buổi tối vẫn dạy tiếng Anh ở trung tâm. Sau hai năm, anh quyết định toàn tâm với công việc giảng dạy vì muốn truyền cảm hứng học tập và giúp đỡ các học sinh khó khăn không có tiền đi học thêm phần nào.
Không trực tiếp dạy Dũng tại Đại học Ngoại thương nhưng TS Đặng Thị Minh Ngọc, giảng viên chính kiêm chuyên viên phòng Thanh tra – Pháp chế, có hơn chục năm tiếp xúc, trao đổi chuyên môn về Luật với sinh viên này. Theo TS Ngọc, Dũng luôn có ý thức vươn lên, nâng cao trình độ.
“Dũng rất thông minh, lễ phép và cầu tiến. Bạn ấy muốn phát triển sự nghiệp riêng để giúp đỡ được nhiều người. Nghị lực của Dũng khiến tôi nể phục”, TS Ngọc nói.
Bà Bùi Thị Thanh Thúy, mẹ Dũng, tự hào trước thành quả của con trai, cho biết không chỉ học giỏi, Dũng còn ngoan và thương bố mẹ. Từ nhỏ, cậu xác định để thay đổi số phận, không có con đường nào khác ngoài học hành.
Dũng cũng hạnh phúc khi nhìn lại hành trình đã qua.
“Những áp lực trong năm tháng học bốn bằng chưa từng lặp lại trong cuộc đời tôi một lần nào. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng đã cho tôi sức mạnh tinh thần lớn. Đấy là điều tôi tự hào nhất”, anh Dũng nói, cho biết sẽ tiếp tục học để giúp đỡ được gia đình và sinh viên nghèo.
Bình Minh
Giáo dục
8 đại học Canada hấp dẫn sinh viên quốc tế nhất
Được phát hành
6 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
Nhiều đại học Canada có khoảng 30% tổng số sinh viên là du học sinh, một số trường thuộc top đầu thế giới.
Theo thống kê do Statista công bố hồi tháng 1, Canada là một trong ba quốc gia đông sinh viên quốc tế nhất trên thế giới. Nước này có nhiều điểm hấp dẫn với du học sinh, như môi trường học an toàn, học phí thấp hơn ở Mỹ và Vương quốc Anh, và chính sách cho phép cử nhân ở lại làm việc (PGWP) thuận lời cho định cư. Chỉ trong năm 2022, Canada đã đón hơn 500.000 sinh viên quốc tế, tăng 24% so với năm 2021.
Sau đây là 8 đại học Canada có tỷ lệ sinh viên quốc tế đông nhất, theo xếp hạng năm nay của Times Higher Education (THE):
1. Đại học British Columbia
Đại học British Columbia có tỷ lệ sinh viên nước ngoài cao nhất trong số tất cả đại học tại Canada – 34% trên tổng số hơn 58.000 sinh viên bậc đại học.
Trường có hai cơ sở, một tại Vancouver và một tại thung lũng Okanagan, bang British Columbia. Đây là trường tốt thứ 3 tại Canada và 34 thế giới theo bảng xếp hạng năm 2024 của QS. Các ngành học được đánh giá cao nhất tại đây là Khoa học động-thực vật, Môi trường/Hệ sinh thái, Khoa học xã hội và Y tế công.
Tỷ lệ chấp thuận của trường là khoảng 50% tại cơ sở Vancouver và 70% tại cơ sở Okanagan. Học phí năm học 2023-2024 của trường đối với sinh viên quốc tế dao động 42.500-58.600 CAD (770 triệu-1 tỷ đồng).
2. Đại học Concordia
Ở vị trí thứ hai về tỷ lệ sinh viên quốc tế là Đại học Concordia. Trường hiện có khoảng 35.400 sinh viên, 34% là du học sinh.
Đại học Concordia nằm tại thành phố Montreal, bang Quebec, được QS xếp hạng là trường tốt thứ 17 tại Canada. Các ngành đào tạo nổi trội của trường là Công trình dân dụng, Kỹ thuật điện-điện tử và Kỹ thuật nói chung.
Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là 78%. Năm học này, học phí với sinh viên quốc tế dao động 27.600-33.300 CAD (500-600 triệu đồng).
3. Đại học Simon Fraser
Đại học Simon Fraser là trường có tỷ lệ du học sinh cao thứ ba Canada – 31% trên tổng cộng 37.400 sinh viên bậc đại học.
Simon Fraser có trụ sở tại ba thành phố của bang British Columbia, gồm Burnaby, Surrey và Vancouver. Trường được xếp thứ 13 trong số các đại học tốt nhất Canada. Các ngành đào tạo thế mạnh của trường là Khoa học xã hội, Y tế công, Sức khỏe môi trường và Khoa học máy tính.
Tỷ lệ chấp nhận vào trường trên tổng số ứng viên khoảng 60%. Học phí năm học 2023-2024 của Simon Fraser là 32.700 CAD (590 triệu đồng).
4. McGill
Đại học McGill, tọa lạc tại thành phố Montreal, tỉnh bang Quebec, có số sinh viên nước ngoài cao thứ tư tại Canada. Trong số gần 6.400 sinh viên nhập học năm ngoái, khoảng 1.900 người tới từ các quốc gia khác, chiếm tỷ lệ 30%.
Đây là đại học tốt thứ nhì Canada, thứ 30 toàn cầu, theo QS. Các ngành học chất lượng cao nhất tại đây là Khoa học thần kinh và hành vi, Sinh học phân tử và di truyền học, và Bệnh truyền nhiễm.
Trường chấp nhận khoảng 47% số hồ sơ đăng ký. Sinh viên quốc tế mới nhập học năm nay sẽ phải trả 28.600-68.900 CAD (520 triệu-1,2 tỷ đồng) cho học phí, tùy vào chuyên ngành học.
5. Đại học Windsor
Đại học Windsor, nằm tại thành phố cùng tên, bang Ontario, cũng có gần 30% trên tổng số sinh viên (16.300) là người nước ngoài.
Trường xếp hạng thứ 21 trong danh sách các đại học hàng đầu Canada năm 2024 của QS. Những ngành học uy tín tại đây là Kỹ thuật điện-điện tử, Kỹ thuật và Khoa học máy tính.
Tỷ lệ chấp thuận của Đại học Windsor là khoảng 60%. Mức học phí năm nay dao động 38.400-43.4000 CAD (690-780 triệu đồng) đối với sinh viên quốc tế.
6. Đại học Dalhousie
Nằm tại tỉnh bang Nova Scotia, Đại học Dalhousie có 16.000 sinh viên bậc đại học, trong đó hơn 28% là du học sinh, cao thứ 6 tại Canada.
Là trường nằm trong top 12 đại học tại Canada, Dalhousie đào tạo tốt nhất các ngành Môi trường-Hệ sinh thái, Khoa học địa chất và Tâm thần-Tâm lý học.
Trưởng có tỷ lệ chấp thuận khoảng 70%. Sinh viên nước ngoài mới nhập học năm nay sẽ phải trả 26.000-41.000 CAD học phí (470-740 triệu đồng).
7. Đại học Alberta
Đại học Alberta, nằm tại thành phố Edmonton, tỉnh bang Alberta. Trong số hơn 32.300 sinh viên, 9.100 người là du học sinh, tương đương 28%.
Alberta được cả QS và US News xếp hạng là đại học tốt thứ tư ở Canada. Trường được đánh giá cao nhất ở các chuyên ngành Tiêu hóa và Gan, Khoa học nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm.
Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là 58%. Năm học này, học phí của trường với du học sinh từ 29.200 đến 96.500 CAD (530 triệu-1,7 tỷ đồng).
8. Đại học York
Đại học York, tọa lạc tại thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario, cũng có 28% sinh viên là người nước ngoài. Tuy nhiên, trường này có hơn 52.000 sinh viên, nên số sinh viên quốc tế là 14.500, cao hơn so với Đại học Alberta.
QS đánh giá Đại học York là trường chất lượng tốt thứ 16 tại Canada. Trường đào tạo tốt nhất các ngành Kinh tế và Kinh doanh, Nghệ thuật nhân văn và Tâm thần-Tâm lý học.
Khoảng 60% hồ sơ đăng ký vào trường được chấp thuận. Sinh viên quốc tế sẽ phải trả 32.400 đến 40.300 CAD (gần 590-740 triệu đồng) cho học phí năm nay.
Khánh Linh (Tổng hợp)
Giáo dục
Hiệu phó tát học trò vì hút thuốc lá điện tử
Được phát hành
9 giờ trước kiaon
Tháng Chín 24, 2023Qua
Phòng Tin tức
TP HCMNóng giận vì học trò hút thuốc lá điện tử nhưng không thừa nhận, thầy hiệu phó trường THPT Đào Sơn Tây, TP Thủ Đức, đã tát em này.
Tối 23/9, thông tin một học sinh bị thầy hiệu phó trường THPT Đào Sơn Tây tát thủng màng nhĩ gây xôn xao trên diễn đàn học sinh TP HCM.
Trả lời VnExpress, cô Hoàng Thị Hảo, Hiệu trưởng trường THPT Đào Sơn Tây, xác nhận sự việc. Tuy nhiên, cô Hảo cho hay học sinh chỉ bị ù tai, vẫn đi học, sinh hoạt bình thường.
“Khi có thông tin lan truyền trên mạng xã hội, tôi đã trao đổi với phụ huynh của em. Phụ huynh xác nhận không có việc học sinh bị thủng màng nhĩ”, cô Hảo nói.
Vụ việc xảy ra chiều 19/9, thấy nam sinh lớp 12 đăng hình ảnh hút thuốc lá điện tử lên mạng xã hội, thầy Nguyễn Văn Ngãi, Phó hiệu trưởng, gọi em này xuống phòng làm việc.
“Ban đầu học sinh này chối cãi, khẳng định không hút thuốc lá điện tử và nói rằng ‘cuộc đời của em, em có quyền quyết định’. Quá nóng giận nên thầy hiệu phó tát em này một cái”, cô Hảo kể.
Sau đó, học sinh thừa nhận có dùng thuốc lá điện tử, xin lỗi thầy và viết bản cam kết không tái phạm. Thầy hiệu phó cũng xin lỗi nam sinh vì phút nóng giận đã có hành động không đúng.
Cô Hảo cho biết nam sinh này sử dụng thuốc lá điện tử từ năm lớp 10, nhiều lần bị nhà trường phát hiện và viết cam kết nhưng vẫn tái phạm. Chiều 20/9, nhà trường đã mời bố mẹ học sinh lên trao đổi. Thầy Ngãi đã xin lỗi và được phụ huynh chấp nhận.
“Dù gì việc thầy đánh học trò là sai. Nhà trường sẽ rút kinh nghiệm và lưu ý trong đánh giá thi đua quý, năm của thầy hiệu phó”, cô Hảo nói.
Mua bán, sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện, các chất kích thích là một trong những hành vi cấm với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này cũng được thể hiện trong nội quy của các trường học.
Tuy nhiên, việc học sinh dùng, thử thuốc lá điện tử ngày càng phức tạp. Hồi tháng 4, bốn học sinh lớp 10 và 11 trường THPT Hà Đông, Hà Nội, phải cấp cứu vì choáng, mệt, buồn nôn sau khi hút và uống nước có tinh dầu thuốc lá điện tử. Trước đó, tháng 12/2022, tám học sinh lớp 3 ở Hà Nội được đưa vào viện với triệu chứng buồn nôn vì thử hút thuốc lá điện tử do bạn nhặt được vào giờ ra chơi. Các vụ việc tương tự cũng xảy ở nhiều tỉnh, thành khác.
Kết quả điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019 với gần 7.800 học sinh tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có 2,57% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử. Ở THCS và THPT, tỷ lệ học sinh từng sử dụng thuốc lá điện tử lần lượt là 2,15% và 3,1%.
Lệ Nguyễn

Lễ tân ảo hướng dẫn khách tham quan Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam – VnExpress

Nguyên nhân xe máy tự chập điện dù không sử dụng

Ông Putin: Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế Nga

Phương Tây dần ít ảnh hưởng với kinh tế châu Á

‘Tận dụng AI sẽ đi trước đối thủ’ – VnExpress

Angelababy lên tiếng khi bị nói ‘sự nghiệp xuống dốc’

Ông bầu Hàn Quốc: ‘Võ sĩ Việt Nam thường chọn con đường ít chông gai’

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Cảnh sát đột kích sòng Poker ở chung cư cao cấp Sài Gòn

Thể thao Triều Tiên trở lại quốc tế sau 4 năm đóng cửa

Lệnh cấm iPhone 12 có nguy cơ lan rộng ra châu Âu

Tim Cook chọn iPhone 15 màu gì?

Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h tối 19/7 | ANTV

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng 31/8 | ANTV

Tin tức Việt Nam mới nhất 26/1 | Tắm biển mùng 4 tết, du khách phát hiện sự việc hãi hùng | FBNC

Tin tức 24h mới. Tin trưa 25/2: Công an TPHCM Minh khám xét nhà bà Hàn Ni, thu giữ nhiều tài liệu

Tin tức an ninh trật tự nóng, thời sự Việt Nam mới nhất 24h sáng Mùng 3 Tết | ANTV
Xu hướng
-
Video7 ngày trước kia
Tin tức Việt Nam 18/6 | Bắt ông trùm người châu Âu cầm đầu 3 công ty "tín dụng đen" ở Việt Nam, FBNC
-
Thể thao6 ngày trước kia
Thể thao Triều Tiên trở lại quốc tế sau 4 năm đóng cửa
-
Số hóa6 ngày trước kia
Tốc độ 5G trên iPhone 15 Pro nhanh hơn 14 Pro thế nào
-
Số hóa6 ngày trước kia
iPhone 15 nạm kim cương giá hơn nửa triệu USD
-
Xe3 ngày trước kia
Thiết bị giám sát hành trình và thu thập hình ảnh tài xế là gì
-
Pháp luật6 ngày trước kia
Lừa tiền của nhà đầu tư muốn vay 20 triệu USD
-
Thể thao6 ngày trước kia
Saigon Heat thoát hiểm ở game 1 chung kết VBA 2023
-
Xe6 ngày trước kia
Ôtô điện Ấn Độ tìm đường xuất khẩu