Kết nối với chúng tôi

Giáo dục

1.350 sinh viên, giảng viên FPT Edu trình diễn nhạc cụ dân tộc

Được phát hành

on

Các sinh viên và giảng viên FPT Edu biểu diễn 7 loại nhạc cụ truyền thống trong MV “Thiên Âm” vừa ra mắt trên các nền tảng số, ngày 31/8.

Các “nghệ sĩ” của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu) biểu diễn 7 loại nhạc cụ truyền thống gồm: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tranh, sáo trúc và trống. Đây đều là các loại nhạc cụ được giảng dạy trong chương trình chính khóa của bộ môn Âm nhạc truyền thống tại Trường Đại học FPT, thuộc FPT Edu.

Đại diện êkip sản xuất cho biết, các nhạc công sinh viên đều thể hiện được kỹ thuật chơi nhạc cụ truyền thống thành thục dù không phải xuất thân từ các trường đào tạo nghệ thuật.

Quá trình tập luyện và trình diễn của các nghệ sĩ FPT Edu diễn ra đồng thời ở cả 5 thành phố lớn của Việt Nam trong nhiều tuần. “Bản nhạc dài hơn 7 phút đi từ sắc thái truyền thống đến âm điệu tươi vui hiện đại và tràn đầy sức trẻ được hòa tấu qua các loại nhạc cụ là sự dày công khổ luyện và chuẩn bị của các sinh viên, giảng viên”, đơn vị sản xuất MV nói.

“Thiên Âm” là sự kết hợp những làn điệu dân gian với cách hòa âm phối khí hiện đại. Những giai điệu dân ca của ba miền đất nước: Qua cầu gió bay (dân ca quan họ Bắc Ninh), Lý Tình Tang (dân ca Huế) và Lý ngựa ô (dân ca Nam Bộ) được mashup với các tiết tấu hiện đại của âm nhạc điện tử, kết hợp với cả DJ trong một số phân đoạn cao trào tạo nên âm sắc độc đáo.

Bối cảnh quay MV cũng được đầu tư công phu. Những địa danh nổi tiếng, mang ý nghĩa lịch sử văn hóa như hồ Hoàn Kiếm và phố đi bộ ở Hà Nội, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ở thành phố mang tên Bác, bến Ninh Kiều tại Cần Thơ, cầu Rồng ở Đà Nẵng, đường bờ biển Quy Nhơn đều xuất hiện trong MV.

Một trong những cảnh quay ấn tượng của MV là từ mọi miền đất nước, sinh viên FPT Edu trong sắc áo cam cầm nhạc cụ hòa vào dòng người, tấu nên giai điệu truyền thống. Xung quanh là rất nhiều người cổ vũ, cùng thả hồn theo điệu nhạc. Không chỉ quy tụ lượng “diễn viên” chính đông đảo, MV còn tập hợp rất nhiều “diễn viên quần chúng” làm nên đoạn cao trào cảm xúc.

Ra mắt công chúng dịp Quốc khánh, MV ngợi ca vẻ đẹp của bản sắc dân tộc, cảnh sắc và con người Việt Nam. “MV đã lan tỏa tinh thần yêu văn hóa dân tộc trong người Việt trẻ, khơi gợi mong muốn gìn giữ và phát huy bản sắc Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm tự hào trước những giá trị văn hóa của dân tộc”, một khán giả nhận xét.

MV “Thiên Âm” là sản phẩm âm nhạc được đạo diễn bởi Tất My Loan – đạo diễn từng được đề cử Giải Mai vàng cho hạng mục Đạo diễn âm nhạc, đạo diễn chương trình “Duyên dáng Việt Nam” những năm đầu tiên.

Nhạc sĩ Đặng Tiến Đạt (Đạt Kìm) hòa âm, phối khí phần âm nhạc. Anh được biết đến là nghệ sĩ trẻ tài năng, sáng tạo trong việc kết hợp âm nhạc truyền thống với các dòng nhạc khác.

MV cũng là sản phẩm để chia sẻ tinh thần “kiến tạo hạnh phúc” của Tập đoàn FPT và đang trong quá trình tham gia xác lập kỷ lục về MV nhạc cụ truyền thống đông người tham gia trình diễn nhất tại Việt Nam.

1350 sinh viên, giảng viên FPT Edu trình diễn nhạc cụ dân tộc

Kim Kim


Tiếp tục đọc
Bấm để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giáo dục

Chọn ngành Tài chính ngân hàng hay Toán kinh tế?

Được phát hành

on

Em phân vân giữa học ngành Tài chính ngân hàng để làm phân tích tài chính hoặc học Toán kinh tế để làm quản trị rủi ro.

Chào mọi người, năm nay em học lớp 12, đang phân vân chọn ngành. Hiện em có hai hướng đi. Một là học ngành Tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế Quốc dân rồi thi lấy CFA – chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Sau đó, em sẽ làm phân tích tài chính.

Hai là em học ngành Toán kinh tế, cũng của Đại học Kinh tế Quốc dân, thi FRM – chứng chỉ hành nghề quốc tế dành cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính, sau đó đi làm về quản trị rủi ro.

Ngành Quản trị rủi ro có vẻ còn khá mới ở Việt Nam, tương lai 5 năm nữa có thể sẽ cần nhiều nhân lực. Trong khi em thấy các anh chị học Toán kinh tế chủ yếu ra làm về khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu. Có anh chị nào làm quản trị rủi ro có thể cho em lời khuyên không ạ?

Em cũng khá phân vân vì học Toán kinh tế thì không có các học phần chuyên sâu về tài chính, chứng khoán như Tài chính ngân hàng.

Em cảm ơn mọi người.

Mai Anh


Tiếp tục đọc

Giáo dục

Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Được phát hành

on

Lộ trình giáo dục tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Tiếp tục đọc

Giáo dục

Vinschool nhận hai giải thưởng công nghệ châu Á

Được phát hành

on

Hệ thống Giáo dục Vinschool nhận hai giải thưởng hạng mục Digital – Education (Vietnam) và Mobile – Education (Vietnam) tại Lễ trao giải Asian Technology Excellence Awards.

Trong đó, Asian Technology Excellence Awards 2023 đã vinh danh Ứng dụng Hệ thống hóa Chương trình Vinschool – Vinschool Curriculum Mapping (VCM) trong hạng mục Digital – Educatio (Giáo dục kỹ thuật số). Đây là nền tảng dành cho giáo viên, nhà quản lý chương trình và ban lãnh đạo trường.

VCM đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi phương pháp giáo dục từ dạy học theo sách giáo khoa sang dạy học theo chuẩn đầu ra. Cụ thể, thông qua việc hệ thống hóa chương trình đáp ứng các chuẩn đầu ra mong muốn, giáo viên có thể tự do sáng tạo và phân hóa quá trình dạy học, đồng thời, đảm bảo trải nghiệm học tập của học sinh đều hướng đến năng lực theo yêu cầu của bộ chuẩn đầu.

Ngoài ra, nền tảng này cung cấp cho giáo viên báo cáo đánh giá về sự phát triển và tiến bộ tổng thể của học sinh. Từ đó, các thầy cô có thể thiết kế lộ trình học tập cá nhân hóa. VCM cũng thúc đẩy giáo viên phát triển chuyên môn, khuyến khích sự hợp tác, tính hệ thống và nhất quán trên tất cả các cơ sở của Vinschool.

Ở hạng mục Mobile – Education (Giáo dục với ứng dụng di động), Vinschool ghi dấu ấn với ứng dụng di động dành cho phụ huynh – Vinschool One (VOne).

Tính đến tháng 8, ứng dụng này có hơn 43.000 tài khoản hoạt động hàng ngày. VOne vừa là kênh thông tin, vừa là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường qua việc cung cấp một nền tảng giao tiếp đa chiều.

Qua tính năng cung cấp thông tin kịp thời về tình hình học tập tại trường, phụ huynh có cơ hội tham gia tích cực vào việc học của con; dễ dàng tương tác với giáo viên và cộng đồng trường học. Như vậy, VOne đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào quá trình học tập của học sinh.

Bà Đỗ Thu Phương – Phó tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục Vinschool, Tập đoàn Vingroup, cho biết đơn vị vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc này giúp giáo viên sử dụng các nguồn tài nguyên số để thiết kế các bài giảng và hoạt động học tập sáng tạo hơn.

Nhờ đó, học sinh được cung cấp nhiều trải nghiệm học tập đa dạng, trực quan và có thể học tập mọi lúc mọi nơi, rèn luyện tính tự học, khả năng thích nghi của những công dân số.

“Sự ghi nhận từ Asian Technology Excellence Awards lần này là động lực để chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục”, bà nói thêm.

Sau hơn 9 năm thành lập, hiện, hệ thống có 50 cơ sở trường, thu hút gần 48.000 học sinh từ mầm non đến THPT trên cả nước. Vinschool được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng khen về đổi mới giáo dục hai lần và cũng là trường Việt Nam đầu tiên đạt chứng nhận toàn diện bởi Hội đồng các trường quốc tế (CIS).

Asian Technology Excellence Awards là giải thưởng uy tín về công nghệ và đổi mới tại châu Á do tạp chí Asian Business Review tổ chức. Sự kiện diễn ra hàng năm, nhấn mạnh sự đóng góp xuất sắc của các doanh nghiệp, tổ chức trong việc phát triển và áp dụng công nghệ tiên tiến. Đây là một diễn đàn quan trọng để tôn vinh các thành tựu xuất sắc và khám phá sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tại khu vực châu Á.

Nhật Lệ


Tiếp tục đọc
Advertisement

Xu hướng