Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang cấp cứu nam bệnh nhân 44 tuổi, trú tại Quảng Ninh, làm quản lý các xe taxi.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng khó thở, nhịp tim nhanh, men gan tăng cao, suy gan cấp, suy thận, tim và rối loạn đông máu. Bệnh nhân được điều trị tích cực, lọc máu nhưng vẫn trong tình trạng nặng.

Theo người nhà, bệnh nhân làm nghề kiểm tra xe taxi. Trước đó, ngày 17/6, người đàn ông này chui vào trong các xe taxi đỗ tại bãi kiểm tra. Do nhiệt độ ngoài trời quá nóng, xe tắt máy nên kiểm tra xong 30 xe, bệnh nhân thấy mệt, người nóng đỏ.

Về nhà, bệnh nhân ăn ít, hụt hơi, khó thở. Người nhà đã đưa anh đến bệnh viện địa phương để thăm khám, sau đó được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị sốc nhiệt do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao.

Các nguyên nhân gây sốc nhiệt như làm việc trong môi trường nắng nóng, hoạt động vận động mạnh nhưng thiếu nước, thiếu không khí, thoát nhiệt kém. Một số trường hợp do độc chất làm kích thích cơ thể vận động quá mức.

Khi nhiệt độ ngoài trời nắng nóng, người làm việc trong thời gian dài, lao động nặng dễ sinh ra hiện tượng sốc nhiệt.

Để tránh sốc nhiệt do nắng nóng gây ra, thời gian làm việc buổi sáng nên bắt đầu từ sớm và kết thúc sớm, buổi chiều bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Khi làm việc nếu thấy nóng quá, mệt hoặc khó chịu, người dân nên tạm nghỉ, thường xuyên uống các loại nước pha với muối.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở cần được sơ cứu ngừng tuần hoàn bằng hô hấp nhân tạo và làm mát cơ thể bằng quạt nhẹ và thoa khăn ẩm với nước mát hoặc ấm. Nếu sơ cứu chậm trễ, người bệnh có thể tử vong.

Người đàn ông đi cấp cứu vì đau bụng suốt 7 ngày sau bữa cơm cáSau bữa cơm cá từ 7 ngày trước, ông Đ. đau bụng ở quanh rốn. Cơn đau nhói ngày càng tăng nên gia đình vội đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

 
 

 
 
 
 


Share.
Exit mobile version