Tai nạn cướp đi đôi tay

Yang Pei sinh năm 1990 tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Gia đình cô nghèo khó nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười. Năm 9 tuổi, Yang Pei bị điện giật. Để giữ được tính mạng, cô buộc phải từ bỏ 2 cánh tay. 

Sau khi mất đi đôi tay, Yang Pei chán nản, nhốt mình cả ngày trong phòng, thậm chí định tự tử. May mắn, mẹ cô phát hiện được sự việc, từ đó cô bỏ ý định này.

Yang Pei dùng chân thay thế đôi tay

Yang Pei bắt đầu tập dùng chân để thay thế đôi tay, tập ăn và mặc quần áo. Sau quá trình khổ luyện, cuối cùng cô cũng làm được.

Cuộc sống của gia đình Yang Pei rất nghèo khó, bố mẹ cô không thể dành nhiều thời gian cho con gái. Cô không muốn cuộc đời mình cứ mãi chôn vùi ở vùng quê này. Năm 15 tuổi, cô rời quê để tìm cơ hội đổi đời.

Vượt qua nghịch cảnh

Sau nhiều giờ ngồi xe khách, Yang Pei cũng tới được thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Cô không có trình độ, lại là người khuyết tật nên không có ai thuê cô. 

Không tìm được việc đồng nghĩa với việc không có tiền nuôi sống bản thân, Yang Pei đành phải lục thùng rác kiếm thức ăn, ngày đi ăn xin, đêm ngủ trong công viên. 

Thương cô gái tật nguyền, người ta đã giới thiệu cho Yang Pei bán báo. Thu nhập của công việc này có thể trang trải chi phí hằng ngày của cô.

Tuy nhiên, cô nhận ra nếu chỉ bán báo thì rất khó cải thiện cuộc sống hiện tại.

nghi-luc-2.jpg
Nhờ tranh thêu, cuộc sống của cô đã thay đổi

Tình cờ, cô biết tới nghề thêu tranh chữ thập. Việc thêu thùa đối với một người không tay thực sự khó khăn. Hơn nữa, sự tỉ mỉ trong từng mũi kim, nét chỉ đòi hỏi tính kiên nhẫn rất cao. 

Vô số lần Yang Pei bị kim đâm chảy máu, nhưng cô không từ bỏ, tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. 

Sau nhiều tháng, cuối cùng cô cũng hoàn thành tác phẩm đầu tiên, được người ta mua với giá 600 Nhân dân tệ (khoảng 2,1 triệu đồng). Số tiền này đã khích lệ cô. Nó không chỉ khẳng định năng lực mà còn cho thấy cô đã chọn đúng đường.

Cơ hội đổi đời

Sau bao khó khăn tưởng chừng như có lúc muốn ngã gục, Yang Pei đã vượt qua và nắm bắt được cơ hội đổi đời cho mình.

Năm 2013, cô được mời tham gia chương trình “Giấc mơ Trung Hoa”. Mọi người tò mò không biết cô gái không tay này có thể làm được gì. Trên sân khấu, cô bình tĩnh mỉm cười, trình diễn khả năng thêu thùa.

nghi-luc-3.jpg
Cô đã vượt qua nhiều khó khăn để được như hiện nay

Sau chương trình này, tên tuổi của Yang Pei được mọi người biết tới nhiều hơn. 

Yang Pei là người biết nắm bắt cơ hội, chớp lấy thời cơ. Năm 2014, cô thành lập công ty thêu thùa và trở thành giám đốc điều hành (CEO). Lúc đó, cô 24 tuổi. 

Mục đích của Yang Pei khi thành lập công ty là để giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh giống cô. Công ty của cô ngày càng phát triển hơn, giúp được vô số người khuyết tật có việc làm ổn định.

nghi-luc-4.jpg
Yang Pei và chồng

Đời sống tình cảm của cô cũng thu hút sự chú ý của mọi người. Hôm 22/4 vừa qua, Yang Pei đã đăng một video ngắn với chồng lên mạng. Chồng Yang Pei kém cô 8 tuổi. Cả 2 đang cố gắng thụ tinh nhân tạo để sớm có con.

Chuyện tình cảm động và nghị lực sống của vợ chồng ở Hà Tĩnh

Chuyện tình cảm động và nghị lực sống của vợ chồng ở Hà Tĩnh

Quen nhau qua mạng xã hội, Hùng (Hà Tĩnh) đã chạy xe máy vượt gần 500km ra Phú Thọ để gặp Ngọc rồi nên duyên vợ chồng. Dù khó khăn, vất vả nhưng cả 2 luôn nỗ lực, vượt lên nghịch cảnh để xây dựng cuộc sống.

Nghị lực phi thường của nữ luật sư khiếm thính đầu tiên ở đất nước tỷ dân

Nghị lực phi thường của nữ luật sư khiếm thính đầu tiên ở đất nước tỷ dân

Do chưa có hệ thống hỗ trợ nên Tan Ting vẫn chưa thể tranh luận trước toà. Những nỗ lực của cô trong truyền bá nhận thức pháp luật cho người khiếm thính ở Trung Quốc được đánh giá cao.

Nghị lực phi thường của thầy giáo khuyết tật và chuyện tình đẹp như phim

Nghị lực phi thường của thầy giáo khuyết tật và chuyện tình đẹp như phim

Mang trong mình di chứng chất độc da cam, bằng nghị lực, thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976), trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã vượt qua mọi khó khăn để đón nhận một tình yêu “cổ tích”.


Share.