Theo Telegraph, vắc xin AstraZeneca đang bị thu hồi vài tháng sau khi hãng dược lần đầu tiên thừa nhận trong các tài liệu tòa án rằng vắc xin này có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp và nguy hiểm.

Vắc xin AstraZeneca không còn có thể sử dụng ở Liên minh châu Âu sau khi công ty tự nguyện rút giấy phép tiếp thị. Đơn xin rút vắc xin được gửi vào ngày 5/3 và có hiệu lực vào ngày 7/5. Các động thái tương tự sẽ được thực hiện trong những tháng tới ở Anh và ở các quốc gia đã phê duyệt vắc xin AstraZeneca. 

Hơn 3 tỷ liều vắc xin AstraZeneca được cung cấp trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters

Hãng dược cho biết họ loại vắc xin AstraZeneca khỏi thị trường vì lý do thương mại. Hiện vắc xin này không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa mà đã được thay thế bằng những loại cập nhật hơn nhằm đối phó với các biến thể mới.

Trong thời gian gần đây, Vaxzevria (tên gọi khác của vắc xin AstraZeneca) bị theo dõi chặt chẽ vì một tác dụng phụ rất hiếm gặp, gây ra cục máu đông và số lượng tiểu cầu trong máu thấp. AstraZeneca thừa nhận trong các tài liệu nộp cho Tòa án Tối cao vào tháng 2 rằng vắc xin của họ “trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)”.

TTS có liên quan đến ít nhất 81 trường hợp tử vong ở Anh cũng như hàng trăm trường hợp tổn thương nghiêm trọng. AstraZeneca đang bị hơn các nạn nhân và người thân kiện trong một vụ án ở Tòa án Tối cao.

Nhưng AstraZeneca khẳng định quyết định thu hồi vắc xin không liên quan đến vụ kiện hoặc việc họ thừa nhận vắc xin có thể gây ra TTS. Họ nói thời điểm thu hồi hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong một tuyên bố, công ty cho biết: “Chúng tôi vô cùng tự hào về vai trò của Vaxzevria trong việc chấm dứt đại dịch toàn cầu. Theo ước tính độc lập, trong năm đầu tiên, vắc xin cứu hơn 6,5 triệu sinh mạng, hơn 3 tỷ liều được cung cấp trên toàn cầu. Những nỗ lực của chúng tôi được các chính phủ trên thế giới công nhận và nhiều người coi là một phần quan trọng trong việc chấm dứt đại dịch. 

Vì nhiều loại vắc xin Covid-19 đã được phát triển nên có sự dư thừa. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu Vaxzevria, vốn không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa. Do đó, AstraZeneca đã đưa ra quyết định bắt đầu thu hồi giấy phép tiếp thị cho Vaxzevria ở châu Âu”. 

Công ty sẽ rút giấy phép tiếp thị ở các quốc gia khác, bao gồm cả Vương quốc Anh. AstraZeneca chưa bao giờ được chấp thuận cho sử dụng vắc xin ở Mỹ.

Tới mùa thu năm 2021, Anh gần như đã ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca sau khi đã tiêm khoảng 50 triệu liều. Sau đó, nước này chuyển sang dùng Pfizer và Moderna. 

AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông, giảm tiểu cầu

AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông, giảm tiểu cầu

Hãng dược phẩm lớn lần đầu tiên thừa nhận rằng vắc xin Covid-19 có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu trong những trường hợp rất hiếm.

Bộ Y tế nói gì về việc vắc xin Covid-19 AstraZeneca 'có thể gây cục máu đông'?

Bộ Y tế nói gì về việc vắc xin Covid-19 AstraZeneca ‘có thể gây cục máu đông’?

Sáng 3/5, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã lên tiếng trước thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu.

Tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca, tôi có nguy cơ bị cục máu đông không?

Tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca, tôi có nguy cơ bị cục máu đông không?

Vắc xin Covid-19 AstraZeneca có khả năng gây cục máu đông với tỷ lệ rất hiếm và xảy ra 2 tuần sau tiêm. Do đó, theo chuyên gia, người đã tiêm vắc xin này 2-3 năm không còn nguy cơ gặp tác dụng phụ.


Share.